Dịch Coronavirus Sẽ Không Làm Thay Đổi Các Cam Kết Trung Quốc Mua Hàng Hóa Của Mỹ

20 Tháng Hai 20205:10 SA(Xem: 3070)
Dịch Coronavirus Sẽ Không Làm Thay Đổi Các Cam Kết Trung Quốc Mua Hàng Hóa Của Mỹ
Dịch Coronavirus Sẽ Không Làm Thay Đổi Các Cam Kết

Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, Chính phủ Mỹ hy vọng Trung Quốc tôn trọng các cam kết mua thêm hàng hóa của Mỹ theo thỏa thuận thương mại được ký kết vào tháng 01/2020, bất chấp sự bùng phát nhanh chóng của dịch coronavirus (Covid-19).

Vị quan chức Bộ Tài chính Mỹ giấu tên cho biết, còn quá sớm để đưa ra dự báo chính xác về tác động của virus đối với kinh tế toàn cầu, nhưng kịch bản cơ bản về trường hợp chứng kiến sự tăng trưởng của Trung Quốc giảm trong quý đầu tiên và sau đó tăng mạnh trở lại. Tác động có thể mạnh hơn nếu dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, dịch bệnh đã làm gián đoạn tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và có thể làm chệch hướng sự phục hồi mong manh của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2020 nếu nó lan sang các nước khác.

Khi được hỏi liệu dịch bệnh có làm thay đổi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc hay không, vị quan chức trả lời: “Ở giai đoạn hiện nay, chúng tôi không mong đợi những thay đổi trong việc thực hiện Giai đoạn 1. ... Chúng tôi vẫn mong họ đáp ứng cam kết của họ, nhưng đã qua một khoảng thời gian”.

Theo thỏa thuận, có hiệu lực trong tháng 02/2020, Trung Quốc cam kết tăng mua hàng hóa của Mỹ thêm 77 tỷ USD vào năm 2020 và 123 tỷ USD vào năm 2021, so với đường cơ sở nhập khẩu của Mỹ từ năm 2017, một năm trước khi cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu.

Các chuyên gia hoài nghi rằng Trung Quốc sẽ khó có thể đáp ứng các cam kết mua hàng tích cực như vậy. Nhưng trang Global Times, thường phát tin cho chính phủ Trung Quốc, đã đưa tin rằng Trung Quốc có khả năng mua 10 triệu tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ bất kể tình trạng thừa thải.

Steven Mnuchin, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, sẽ thảo luận về tác động kinh tế của dịch bệnh với các quan chức cấp cao và ngân hàng trung ương từ 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) tại thủ đô Riyadh của Saudi vào Thứ Bảy và Chủ Nhật (22 và 23 tháng 2 năm 2020).

Trung Quốc cho biết đã không cử các quan chức cấp cao của ngân hàng trung ương và Bộ Tài chính tới cuộc họp vì dịch bệnh. Quan chức Bộ Tài chính cho biết các quan chức cấp thấp hơn sẽ đại diện cho Bắc Kinh.

Mnuchin và các quan chức G20 khác cũng sẽ thảo luận về những nỗ lực đang tiến hành giữa các thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế để soạn thảo các quy tắc quốc tế mới về thuế, để lấp những khoảng trống đáng kể và đạt được sự đồng thuận đa phương trong năm 2020.

Washington sẽ giải thích đề xuất của mình về một “bến bờ an toàn”, có thể cho phép các công ty từ chối các cải cách được đề xuất. Đề xuất đã gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ Pháp và các nước khác và đe dọa cản trở nỗ lực cải cách. Các quy tắc mới sẽ ảnh hưởng đến các công ty kỹ thuật số lớn của Mỹ như Alphabet, Google, Facebook, Amazon.com, Apple và cả Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).