
Thị trường đóng cửa tuần thứ 3 của tháng 02/2020 với những lo lắng và quan ngại. Không khó để hiểu tại sao: dịch coronavirus tiếp tục lan rộng, và có những dấu hiệu cho thấy một số nền kinh tế hàng đầu thế giới có thể rơi vào suy thoái do tổng hợp các vấn đề tồn đọng từ trước dịch bệnh.
Lấy ví dụ như Nhật Bản: Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã giảm 1.6% trong quý IV năm 2019 khi chịu các tác động của việc tăng thuế bán hàng và một cơn bão mạnh. Đây là cơn co lớn nhất so với quý trước kể từ năm 2014.
Rồi đến Đức. Nền kinh tế lớn nhất ở Châu Âu đã chững lại ngay trước khi dịch coronavirus bùng phát, kéo theo hàng loạt nhà máy đang gặp khó khăn. Chỉ số Niềm tin Kinh tế ZEW được theo dõi chặt chẽ ở Đức đã giảm mạnh trong tháng 02/2020, phản ánh lo ngại rằng virus có thể tấn công thương mại toàn cầu.
Chuyên gia kinh tế Ethan Harris của Bank of America chỉ ra số lượng các nền kinh tế nhỏ hơn cũng đang bị tổn thương. Hồng Kông đang suy thoái và Singapore có thể cũng sớm chịu số phận tương tự. Dữ liệu GDP quý IV từ Indonesia đạt mức thấp nhất trong ba năm, trong khi Malaysia đạt mức tệ nhất trong một thập kỷ.
Trong khi đó, các động cơ tăng trưởng như Trung Quốc và Ấn Độ đã chậm lại trong năm 2019. Tất cả điều này làm dấy lên những lo ngại trước mắt về khả năng chống lại cú sốc coronavirus của nền kinh tế toàn cầu. Harris nói rằng một quý suy yếu có thể là kết quả của thiệt hại kéo dài từ cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Còn dịch bệnh coronavirus sẽ làm cho các vấn đề tồi tệ hơn.
Trên hệ thống: Ngay cả Hoa Kỳ cũng có thể không còn ở vị trí vững vàng như suy nghĩ trước đây. IHS Markit cho biết các ngành dịch vụ của Hoa Kỳ đã bị suy yếu vào tháng 02/2020, đạt mức thấp nhất trong 76 tháng. Đây là lần đầu tiên lĩnh vực dịch vụ bị co lại trong bốn năm.
Tổng thống Trump hướng đến Ấn Độ khi những căng thẳng thương mại sôi sục
Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ đến Ấn Độ vào thứ Hai (24/02/2020) trong chuyến thăm cấp nhà nước với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Năm 2019, chính quyền Trump đã chấm dứt các đối xử đặc biệt trong thương mại đối với Ấn Độ, xóa bỏ tình trạng miễn hàng tỷ USD thuế quan của Mỹ dành cho các công ty Ấn Độ. Ấn Độ đã tăng thuế đối với hàng xuất khẩu của Mỹ để đáp trả. Hoa Kỳ kể từ đó lâm vào các cuộc xung đột thương mại khác - cụ thể là đình chỉ một thỏa thuận đình chiến với Trung Quốc. Nhưng sau một thỏa thuận "giai đoạn một" với Bắc Kinh, lại là cuộc xung đột với Ấn Độ.
Gửi ý kiến của bạn