Facebook sẽ đệ đơn kiện nhà ghi danh tên miền Namecheap ở Arizona và dịch vụ ủy quyền Whoisguard vì đã cho phép mọi người ghi danh các tên miền “lừa người dùng bằng cách giả vờ có liên kết với các ứng dụng của Facebook”.
Theo bài đăng của Christen Dubois, giám đốc Facebook và luật sư chung của vụ kiện, Whoisguard đã ghi danh 45 tên miền - bao gồm instagrambusinesshelp.com, facebo0k-login.com và whatsappdoad.site - vi phạm các nhãn hiệu của Facebook.
Ông Dubois cho biết: “Chúng tôi thường xuyên quét các tên miền và ứng dụng vi phạm thương hiệu của mình để bảo vệ mọi người khỏi bị lạm dụng. Chúng tôi đã gửi thông báo cho Whoisguard trong khoảng thời gian từ tháng 10/2018 đến tháng 02/2020. Và dù họ có nghĩa vụ cung cấp thông tin về các tên miền vi phạm, họ vẫn từ chối hợp tác”.
Một phát ngôn viên của Namecheap cho biết trong một tuyên bố rằng công ty đa ghi nhận các cáo buộc gian lận và lạm dụng, và “cực kỳ nghiêm túc” điều tra các báo cáo về lạm dụng.
Các tên miền giả thường được sử dụng trong các cuộc tấn công lừa đảo để lừa người dùng nghĩ rằng một trang web được kết nối với một công ty hợp pháp. Facebook đã đệ đơn kiện tương tự vào tháng 10/2019 đối với công ty ghi danh tên miền OnlineNIC và ID Shield dịch vụ ủy quyền của họ, đã ghi danh gần hai chục tên miền, bao gồm www-facebook-login.com và hackingfacebook.net, một số trong số đó đang được sử dụng cho các hoạt động có hại.
Đây không phải là lần đầu tiên OnlineNIC, công ty có trụ sở tại San Francisco bị buộc tội ghi danh tên miền giả. Năm 2008, Verizon đã thắng kiện 33,2 triệu USD trước OnlineNIC, cáo buộc họ đã ghi danh 663 tên miền vi phạm bản quyền của Verizon.
Vụ kiện Facebook Facebook chống lại OnlineNIC vẫn đang tiếp diễn, công ty cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là khiến cho những kẻ xấu tìm cách hại người phải lãnh chịu hậu quả, và chúng tôi sẽ tiếp tục hành động pháp lý để bảo vệ mọi người khỏi sự lừa đảo và lạm dụng tên miền”.
Gửi ý kiến của bạn