Dải ánh sáng nối mặt đất với Dải Ngân hà Milky Way là gì? Đó là Ánh sáng hoàng đạo (Zodiacal light), là hiện tượng dễ thấy ngay trước khi Mặt Trời mọc hoặc lặn, còn có tên gọi là Bình minh giả (False Dawn). Nguồn gốc của bụi hoàng đạo vẫn còn là một chủ đề nghiên cứu, nhưng có một số giả thuyết cho rằng chúng là kết quả của các vụ va chạm giữa các tiểu hành tinh và đuôi sao chổi. Hình ảnh góc rộng cho thấy dải trung tâm của Milky Way uốn cong trên đỉnh, trong khi Đám mây Magellan Lớn (LMC), một thiên hà vệ tinh của Milky Way, nằm ở phía bên trái. Hình ảnh là sự kết hợp của hơn 30 lần phơi sáng được chụp vào tháng 07/2019 ở gần La Serena giữa những ngọn núi của Chile. Trong hai tháng tiếp theo, Ánh sáng hoàng đạo có thể sẽ xuất hiện khá nổi bật trên bầu trời phía bắc ngay sau khi hoàng hôn.
* Nguyên nhân hình thành Ánh sáng hoàng đạo được cho là do trên vùng quỹ đạo của các hành tinh có rất nhiều bụi và băng nhỏ do mảnh vỡ của các thiên thạch, bụi của sao chổi... tuy nhỏ nhưng chúng cũng phản xạ ánh sáng của Mặt Trời, và nếu nhìn từ Trái đất, nó tạo ra một vệt sáng mờ theo đường hoàng đạo. Vùng ở gần Mặt Trời nhất sẽ sáng nhất, nhưng chúng ta chỉ có thể nhận biết khi Mặt Trời vừa khất bóng (hoặc chuẩn bị ló dạng) khi đó vùng sáng mới hiện rõ do không bị lấn át bởi ánh sáng Mặt Trời. Thời điểm đó, nhìn về phía chân trời Tây từ 1 đến 2 tiếng sau khi mặt trời lặn, ta sẽ thấy 1 vùng sáng có dạng tam giác rộng ở chân trời và nhỏ dần khi lên cao và nghiêng theo đường hoàng đạo. Đó không phải là ô nhiễm ánh sáng mà là Ánh sáng hoàng đạo, xuất hiện khi trời đã tối hẳn.
- Từ khóa :
- Dải Ngân Hà
- ,
- Milky Way
- ,
- Ánh Sáng Hoàng Đạo
- ,
- Zodiacal light
- ,
- ảnh thiên văn
Gửi ý kiến của bạn