Điều gì đang xảy ra đằng sau những đám mây kia? Mặc dù cảnh tượng nhìn có cảm giác hơi siêu nhiên, nhưng sự thật là không có gì khác thường xảy ra hơn là Mặt Trời đang nằm ở phía bên kia của bầu trời. Trong ảnh là các tia hoàng hôn ngược (anticrepuscular). Để tìm hiểu chúng, hãy bắt đầu bằng cách hình dung các tia hoàng hôn thông thường (crepuscular rays) được nhìn thấy khi ánh sáng mặt trời đổ qua những đám mây rải rác. Trong hình, mặc dù ánh sáng Mặt Trời thực sự chiếu dọc theo các đường thẳng, nhưng các hình chiếu của các đường đó lên bầu trời hình cầu lại là những vòng tròn lớn. Do đó, các tia sáng từ Mặt Trời lặn (hoặc mọc) sẽ xuất hiện hội tụ lại ở phía bên kia của bầu trời. Tại điểm đối nhật (anti-solar point) 180 độ quanh Mặt Trời, chúng được gọi là các tia hoàng hôn ngược. Trong hình là cảnh các tia hoàng hôn ngược, được chụp vào năm 2016 tại Vườn quốc gia Dry Tortugas ở Florida, Mỹ.
*** Tia hoàng hôn ngược (anticrepuscular), hay tia đối nhật, là hiện tượng quang học khí tượng tương tự như tia hoàng hôn, nhưng xuất hiện ở vị trí ngược lại với Mặt Trời ở trên bầu trời. Các tia hoàng hôn ngược cơ bản là có phương song song, nhưng trông như chúng hội tụ về phía điểm đối nhật, hay điểm biến mất, do một ảo ảnh thị giác từ góc nhìn thẳng. Tia hoàng hôn ngược thường được thấy nhất vào khoảng bình minh hoặc hoàng hôn, do sự tán xạ ánh sáng trong khí quyển, hiệu ứng làm cho chúng xuất hiện thấy được (sự tán xạ ngược), là rõ rệt đối với các góc thấp so với đường chân trời hơn hẳn hầu hết các góc khác. Tia hoàng hôn ngược thì mờ hơn so với tia hoàng hôn vì tán xạ ngược ít hơn tán xạ thuận.
- Từ khóa :
- Tia Hoàng Hôn Ngược
- ,
- Florida
- ,
- ảnh thiên văn
- ,
- anticrepuscular
Gửi ý kiến của bạn