Mỹ, New Zealand Cũng Kêu Gọi Hoãn Thế Vận Hội Olympic 2020

24 Tháng Ba 20205:30 SA(Xem: 3893)
Mỹ, New Zealand Cũng Kêu Gọi Hoãn Thế Vận Hội Olympic 2020
Mỹ, New Zealand Cũng Kêu Gọi Hoãn Thế Vận Hội Olympic 2020

Cùng với New Zealand, Mỹ đã tăng thêm sức nặng đáng kể trong lời kêu gọi hoãn tổ chức Thế vận hội Tokyo do đại dịch coronavirus (Covid-19). Nhiều nước đang mong muốn ban tổ chức Olympic nhanh chóng đưa ra quyết định tạm hoãn sự kiện.

Tờ báo Sankei đưa tin chính phủ Nhật Bản đang đàm phán với Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) để hoãn Thế vận hội tới một năm, lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại 124 năm của Thế vận hội.

Thủ tướng Shinzo Abe sẽ có cuộc hội đàm qua điện thoại với Chủ tịch IOC Thomas Bach vào trưa ngày thứ Ba (24/03/2020). Trước đó 1 ngày, cựu thành viên hội đồng IOC Dick Pound cho biết cơ quan dường như đã quyết định trì hoãn sự kiện, có khả năng trong một năm, do Covid-19.

Covid-19 hiện đã lây nhiễm hơn 37,000 người trên 194 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu tính đến sáng thứ Ba (24/03/2020), với hơn 16,500 ca tử vong. Những nỗ lực để ngăn chặn dịch bệnh đã dẫn đến rất nhiều hạn chế lớn về du lịch, thương mại và xã hội, và cũng đã ảnh hưởng đến nhiều hoạt động chuẩn bị cho các vận động viên. Các cường quốc thể thao Canada và Úc đã tuyên bố sẽ không gửi vận động viên của mình tới Tokyo nếu Thế vận hội diễn ra như dự kiến trong năm 2020 (tháng 7).

Ủy ban Olympic và Paralympic Mỹ cho biết họ đã lắng nghe phản hồi từ các vận động viên và được khuyến khích lên tiếng kêu gọi hoãn sự kiện lại.

Mỹ là quốc gia thành công nhất trong lịch sử Thế vận hội Mùa hè hiện đại, thỏa thuận bản quyền với đài truyền hình NBC của Mỹ để truyền hình trực tiếp Thế vận hội chiếm từ 50% đến 70% tổng doanh thu hàng năm của IOC.


New Zealand cũng đã lên tiếng ủng hộ hoãn Olympic 2020: “Chúng tôi hoàn toàn đồng tình việc hoãn Thế vận hội Olympic và Paralympic. Quyết định cần được đưa ra một cách nhanh chóng để cung cấp cho các vận động viên, huấn luyện viên và nhân viên hỗ trợ. Điều này sẽ cho phép họ tập trung vào sức khỏe của bản thân và gia đình trong giai đoạn quan trọng hiện nay”.

Bất kỳ sự chậm trễ nào cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn hậu cần lớn do lịch thể thao toàn cầu đông đúc và những cân nhắc thương mại khác. Nhưng mối lo ngại rằng các vận động viên sẽ tập luyện thế nào khi các phòng tập thể dục, sân vận động và bể bơi đã đóng cửa trên khắp thế giới? Mọi thứ dường như bị mất cân bằng.

Nhật Bản và IOC nói rằng sẽ không có việc hủy bỏ hoàn toàn Thế vận hội. Cho nên, hoãn một năm có vẻ là giải pháp tốt nhất. Điều này có nghĩa là Thế vận hội, dự kiến diễn ra vào ngày 24/07 đến ngày 09/08 năm 2020, có khả năng sẽ được tổ chức vào mùa hè năm 2021.

Việc hoãn Thế vận hội sẽ là một đòn đau đối với nước chủ nhà Nhật Bản, họ đã đầu tư hơn 12 tỷ USD, và khoản thất thu lớn cũng đang đe dọa các nhà tài trợ và đài truyền hình. Một cuộc thăm dò cho thấy khoảng 70% người Nhật ủng hộ việc trì hoãn Thế vận hội.

Thế vận hội chưa bao giờ bị trì hoãn trước đây, dù đã từng bị hủy bỏ hoàn toàn vào năm 1916, 1940 và 1944 trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Các cuộc tẩy chay thời Chiến tranh Lạnh cũng làm gián đoạn Thế vận hội ở Moscow và Los Angeles vào năm 1980 và 1984.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).