Các Bệnh Viện Mỹ Không Có Những Gì Cần Thiết Để Chống Lại Covid-19

07 Tháng Tư 20205:20 SA(Xem: 4191)
Các Bệnh Viện Mỹ Không Có Những Gì Cần Thiết Để Chống Lại Covid-19
Các Bệnh Viện Mỹ Không Có Những Gì Cần Thiết Để Chống Lại Covid-19

Các bệnh viện ở Cincinnati đang cho nghỉ và cắt giảm giờ làm cho các y tá và nhân viên chăm sóc sức khỏe khác. Các y tá tại một bệnh viện ở thành phố New York đã phải cạnh tranh để được xét nghiệm Covid-19. Một trung tâm y tế ở Minnesota đã cân nhắc việc đóng cửa vì không có đủ khẩu trang.

Một báo cáo mới từ Văn phòng Tổng Thanh tra (Office of Inspector General – OIG) thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, được giao nhiệm vụ giám sát cơ quan, cho thấy rõ rằng những báo cáo đó không chỉ là lời đồn thổi, mà là những vấn đề thực tế mà các bệnh viện trên cả nước Mỹ đang phải đối mặt trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.

OIG đã phỏng vấn các quản trị viên tại 323 bệnh viện trên khắp đất nước trong khoảng thời gian từ ngày 23 đến 27/03/2020 và nhận thấy rằng họ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các nguồn cung bộ xét nghiệm, máy thở và thiết bị bảo vệ. Họ phải chật vật để theo kịp các hướng dẫn của liên bang và tiểu bang.

Thử thách chồng chất với số lượng xét nghiệm hạn chế dành cho bệnh nhân. Mỹ đang nỗ lực để tăng quy mô xét nghiệm Covid-19, và hiện nay những người cảm thấy bị bệnh vẫn rất khó khăn để được xét nghiệm. Ngay cả nhân viên chăm sóc sức khỏe, những người có tương tác chặt chẽ với bệnh nhân, cũng cảm thấy khó khăn để được xét nghiệm để xem liệu họ có thể tiếp tục làm việc hay cần phải cách ly. Các bệnh viện nói với OIG rằng họ không có đủ nguồn cung cần thiết để tiến hành xét nghiệm, và phải mất nhiều ngày để chờ kết quả xét nghiệm gửi đến.

Các y bác sĩ điều trị cho những bệnh nhân vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm để xem họ có bị nhiễm Covid-19 hay không và sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE). Càng mất nhiều thời gian để kết quả xét nghiệm, họ càng phải sử dụng nhiều PPE.

Ngoài ra, khi chưa có kết quả xét nghiệm âm tính, một số bệnh viện không thể đưa bệnh nhân đến các trung tâm chăm sóc dài hạn hoặc các cơ sở khác nơi họ có thể được chăm sóc ít chuyên khoa hơn, dù vẫn cần được chăm sóc. Bệnh nhân phải ở lại bệnh viện lâu hơn, chiếm giường bệnh không cần thiết. Phải mất một thời gian dài như nhau để lấy lại kết quả xét nghiệm cho các y tá và bác sĩ, bệnh viện cho biết - và mỗi ngày chờ đợi là một ngày họ không thể chăm sóc bệnh nhân.


Những lời khuyên không nhất quán và đôi khi là mâu thuẫn từ chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương - chẳng hạn như khi nào nên xét nghiệm bệnh nhân, và loại PPE nào bác sĩ và y tá nên sử dụng - gây khó khăn cho việc ra quyết định.

Các bệnh viện trên cả nước đang bỏ qua các thủ tục không bắt buộc để giải phóng giường và không gian cho bệnh nhân bị nhiễm virus. Các thủ tục là nguồn thu lớn cho các cơ sở y tế và bệnh viện, và vì vậy, các bệnh viện hoạt động với tỷ suất lợi nhuận thấp đi. Đồng thời, chi phí cho những thứ như PPE tăng lên. Vì vậy, tại thời điểm vô cùng quan trọn như hiện nay, nhiều bệnh viện nói rằng họ đang ở trong tình trạng tài chính bấp bênh. Kết quả dẫn đến họ phải cho nhân viên nghỉ hoặc cắt giảm giờ làm.

Để theo kịp tốc độ của đại dịch, các bệnh viện cần chính phủ liên bang giúp cung cấp nguồn thiết PPE và bộ dụng cụ xét nghiệm. Nguồn cung cấp y tế từ Kho dự trữ quốc gia chiến lược (Strategic National Stockpile) được coi là điểm tựa của các tiểu bang - nhưng hầu hết các bệnh viện báo cáo họ không nhận được đủ thiết bị, hoặc nhận những thứ họ không hề yêu cầu. Một số PPE được liên bang cung cấp đã hết hạn sử dụng, mục nát hoặc không đạt chuẩn.

Thay vì giúp cung cấp các thiết bị PPE an toàn cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe, chính phủ liên bang đã dành vài tuần qua để đấu thầu nguồn cung giữa các tiểu bang hoặc thu giữ các đơn hàng của họ. Các bệnh viện cũng yêu cầu chính phủ liên bang cung cấp hỗ trợ tài chính, nới lỏng các quy tắc về nơi nhân viên y tế có thể hành nghề, và giúp điều trị trong các môi trường phi truyền thống.

Họ cũng muốn chính phủ cung cấp các thông tin nhất quán để giúp điều hướng cuộc khủng hoảng. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ - nơi có quá ít bác sĩ và giường bệnh tính trên đầu người, không hiệu quả và quá đắt đỏ - không được trang bị đầy đủ để đối phó với đại dịch lớn như thế. Các chuyên gia đã nhấn mạnh trong nhiều năm rằng nước Mỹ chưa sẵn sàng cho thảm họa y tế lớn tiếp theo. Và hiện nay, với sự gia tăng của số ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày, các bệnh viện đang phải vật lộn dưới áp lực của những vấn đề đó.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).