Tây Ban Nha - Hàng Trăm Nghìn Người Quay Lại Làm Việc Sau Nới Lỏng Hạn Chế

13 Tháng Tư 20208:15 CH(Xem: 3381)
Tây Ban Nha - Hàng Trăm Nghìn Người Quay Lại Làm Việc Sau Nới Lỏng Hạn Chế
Tây Ban Nha - Hàng Trăm Nghìn Người Quay Lại Làm Việc Sau Nới Lỏng Hạn Chế

Khoảng 300,000 lao động trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất đã quay lại làm việc ở khu vực Madrid khi Tây Ban Nha nới lỏng phong toả.

Khi Tây Ban Nha bước vào tháng phong tỏa thứ hai, một số hạn chế được nới lỏng từ ngày 13/04/2020, cho phép những người không thể làm việc tại nhà, như công nhân trong ngành xây dựng và sản xuất, trở lại làm việc. Tuy nhiên, các cửa hàng, quán bar và nhà hàng, cũng như những hoạt động kinh doanh khác được coi là không thiết yếu, vẫn phải đóng cửa.

Tây Ban Nha là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, với hơn 169,000 ca nhiễm, cao nhất Châu Âu và cao thứ hai thế giới sau Mỹ, với hơn 17,400 ca tử vong, trong đó có 517 ca trong ngày 13/04/2020, mức thấp thứ hai trong vòng ba tuần qua.

Bước xuống thang thận trọng

Tuy nhiên, Thủ tướng Pedro Sanchez đã cảnh báo rằng việc toàn quốc trở lại nhịp sống bình thường sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, đi kèm với các biện pháp khử trùng và nỗ lực theo dõi các ca nhiễm mới, ngăn ngừa lây nhiễm thêm. Ông nói: “Chúng ta thậm chí còn không biết mình đang quay trở lại bình thường kiểu gì”

Cuối tuần qua, chính phủ tuyên bố cảnh sát sẽ phát 10 triệu khẩu trang tại các ga tàu điện ngầm và trung tâm vận chuyển khác, đồng thời nhắc nhở người dân chú ý giãn cách xã hội và rửa tay thường xuyên.  Thủ tướng Pedro Sanchez nói trước Quốc Hội: “Leo thang đã khó, xuống thang còn khó hơn”

Vô trách nhiệm và liều lĩnh

Tuy nhiên, việc nới lỏng hạn chế cũng gây lo ngại.

Tổng Công đoàn Tây Ban Nha (General Workers Union – GTU), nơi có 940,000 thành viên, kêu gọi các nhà tuyển dụng có trách nhiệm cung cấp thiết bị bảo vệ an toàn cho nhân viên.

Một số chính trị gia phe đối lập và chính quyền khu vực cũng chỉ trích việc nới lỏng. Quim Torra, chủ tịch cộng đồng tự trị Catalonia, tuyên bố cho phép người dân quay lại làm việc là quyết định "vô trách nhiệm và liều lĩnh".

Tuần trước, một nghiên cứu trên tạp chí y khoa The Lancet cảnh báo không nên dỡ bỏ hoàn toàn lệnh phong tỏa Covid-19 tới khi tìm thấy vaccine. Nghiên cứu, dựa trên sự bùng phát ở Trung Quốc, chỉ ra các biện pháp dỡ bỏ sớm có thể dẫn tới đợt lây nhiễm thứ hai. Toàn cầu ghi nhận hơn 1.9 triệu người nhiễm và hơn 119,00 người tử vong.  

Tây Ban Nha là một trong số những quốc gia Châu Âu thận trọng khi nới lỏng lệnh phong tỏa.

Áo đã cho biết sẽ bắt đầu mở lại cửa hàng sau lễ Phục sinh và tại Đức, một nhóm các nhà kinh tế học, luật sư và chuyên gia y tế đang khuyến nghị cho phép một số ngành công nghiệp và công nhân viên từng bước quay lại làm việc trong khi vẫn áp dụng các biện pháp ngăn ngừa Covid-19.  

Trong khi đó, Đan Mạch sẽ mở lại trường mẫu giáo và phổ thông trong tuần thứ 3 của tháng 04/2020 nếu số ca nhiễm Covid-19 ổn định, còn trẻ em Na Uy sẽ quay lại trường mẫu giáo một tuần sau đó.  

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).