Nhiều Quốc Gia Có Nguy Cơ Tái Bùng Phát Covid-19 Vì Nới Lỏng Các Hạn Chế Sớm
15 Tháng Tư 20205:10 SA(Xem: 2806)
Theo chuyên gia dịch tễ học ở Hong Kong, các quốc gia đang có nguy cơ hứng chịu đợt bùng phát Covid-19 thứ hai nếu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế quá sớm.
Nhiều quốc gia đang vừa đối mặt với tình trạng tăng số ca nhiễm Covid-19 nhập khẩu vừa phải cân nhắc nới lỏng các biện pháp hạn chế, vốn đang giáng đòn mạnh vào nền kinh tế trừ lĩnh vực thiết yếu.
Ben Cowling, giáo sư tại Trường Y tế Công cộng của Đại học Hong Kong nói trong chương trình của CNBC: "Tôi nghĩ rằng rất khó để đưa ra các mốc thời gian. Không một nước nào muốn mở cửa quá sớm để rồi trở thành nơi đầu tiên hứng đợt bùng phát thứ hai. Tôi nghĩ điều này rất khó bởi chúng ta hiểu rằng ngay cả những nước vượt qua đợt (bùng phát) đầu tiên, họ sẽ gặp thách thức từ những nước chưa hết đợt thứ nhất hoặc đang trải qua đợt thứ hai. Tại Trung Quốc, đợt bùng phát thứ hai có thể đang diễn ra
Dù số ca nhiễm tại Trung Quốc và Singapore có chiều hướng giảm, nhưng cả hai nước đều phát hiện nhiều ca ngoại nhập trong thời gian gần đây.
Chuyên gia dịch tễ Cowling nhận định tình hình Covid-19 tại Hong Kong, Singapore và nhiều nơi khác ở châu Á cho thấy "các ca nhiễm nhập khẩu" gây ra vấn đề lớn cho nỗ lực kiểm soát đại dịch ở địa phương. Ông cảnh báo: “Tình hình có thể sẽ rất khó khăn. Xét nghiệm là rất quan trọng, nhưng vẫn cần duy trì cách biệt cộng đồng. Do đó, thậm chí đến tháng 6 hoặc tháng 7, nhiều nước vẫn chưa thể mở cửa nền kinh tế trở lại hoàn toàn”
Bài học rút ra từ tình hình ở Singapore là xét nghiệm và truy vết các ca nhiễm vẫn quan trọng, song cần duy trì "cách biệt cộng đồng ở một số cấp độ để tiếp tục chiến lược thoát dịch".
Singapore được ca ngợi nhờ ứng phó sớm từ tháng 01/2020 giúp giảm tốc độ lây nhiễm. Tuy nhiên, số ca nhiễm và cụm dịch tại Singapore vẫn tăng đột biến trong những ngày gần đây. Cowling giải thích: “Ở Singapore, họ đã chọn biện pháp xét nghiệm và truy dấu để đối phó với đại dịch, phương pháp hoạt động tốt trước khi các ca nhập khẩu gây ra rắc rối. Xét nghiệm và truy dấu sẽ hiệu quả trong một thời gian, nhưng sau đó sẽ bị áp đảo bởi các ca nhiễm nhập khẩu hoặc một đợt bùng phát”.
Khi phương pháp bị áp đảo, rất khó để lấy lại những gì đã đạt được ở Singapore. Đó là lý do việc giữ các con số thấp là thách thức. Ông cảnh báo số ca nhiễm Covid-19 quá lớn không chỉ áp đảo biện pháp xét nghiệm và truy vết mà còn thách thức hiệu quả của các biện pháp cách biệt cộng đồng.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.