Nếu Không Có Vaccine Sớm – Mỹ Có Thể Phải Duy Trì Cách Biệt Cộng Đồng Đến 2022

15 Tháng Tư 20206:00 CH(Xem: 5718)
Nếu Không Có Vaccine Sớm – Mỹ Có Thể Phải Duy Trì Cách Biệt Cộng Đồng Đến 2022
Nếu Không Có Vaccine Sớm – Mỹ Có Thể Phải Duy Trì Cách Biệt Cộng Đồng Đến 2022

Những bất thường có thể sẽ trở thành “bình thường mới” trong khá lâu.

 

Các chuyên gia cảnh báo Mỹ có thể phải tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế cho tới năm 2022, trừ khi phát triển được vaccine Covid-19. Và đây cũng là kịch bản cho nhiều nước chứ không riêng gì Mỹ.

 

Nhóm nghiên cứu từ Trường Y tế Cộng đồng T.H. Chan thuộc Đại học Harvard viết trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science: “Các đợt cách biệt cộng đồng ngắt quãng có thể phải được áp dụng cho tới năm 2022, trừ khi khả năng chăm sóc tích cực tăng lên đáng kể hoặc có phương pháp điều trị hay vaccine”

 

Nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo rằng Covid-19 có thể trỗi dậy rất nhanh ngay sau khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ. Tiến sĩ Marc Lipsitch, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Nếu thực hiện cách biệt cộng đồng theo từng đợt ngắt quãng, chúng ta có thể phải thực hiện biện pháp trong vài năm và đó là khoảng thời gian rất dài",

 

Một yếu tố quan trọng khác: Liệu mọi người có trở nên miễn dịch với Covid-19 sau khi họ bị nhiễm bệnh hay không. Điều đó chưa thể kết luận.

 

Những thách thức tiềm năng bao gồm tìm ra phương pháp xét nghiệm đáng tin cậy để xác định người có kháng thể, xây dựng mức độ và thời gian miễn dịch, cũng như đảm bảo năng lực xét nghiệm kháng thể diện rộng của hệ thống y tế đang quá tải trong đại dịch.

 

Ngoài ra, còn có các vấn đề khó khăn về mặt xã hội xung quanh giấy chứng nhận miễn dịch, đang được bàn luận ở Anh. Liệu những tờ giấy có tạo ra một loại xã hội hai tầng, nơi những người có chúng có thể trở lại cuộc sống bình thường hơn, trong khi những người khác vẫn bị nhốt?

 

Các nhà nghiên cứu cảnh báo việc duy trì cách biệt động đồng kéo dài, kể cả không liên tục và được chia thành đợt, có thể gây "hậu quả tiêu cực đến kinh tế, xã hội và giáo dục".

 

Dù số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ tăng vọt trong thời gian gần đây, cách biệt cộng đồng vẫn được đánh giá là đã phát huy hiệu quả. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield nhận định: “Cách biệt cộng đồng là một trong những vũ khí mạnh nhất để chống Covid-19",

 

Nhiều tiểu bang của Mỹ đã ra lệnh cho dân chúng ở nhà và chỉ ra ngoài để mua nhu yếu phẩm hoặc vì mục đích cần thiết. Mức phạt với những người vi phạm do từng bang quy định. Người vi phạm tại bang Maine có thể lĩnh án tới 6 tháng tù và khoản phạt tới 1,000 USD. Một mục sư tại bang Florida hồi tháng 03/2020 đã bị bắt vì tiếp tục tổ chức các buổi lễ bất chấp lệnh hạn chế tụ tập đông người.

 

New York, New Jersey, Connecticut, Pennsylvania, Delaware, Rhode Island và Massachusetts cho biết đang thành lập liên minh các địa phương để tìm cách mở cửa lại nền kinh tế sau khi ban hành lệnh yêu cầu ở nhà. California, Washington và Oregon thông báo sẽ tham gia kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế.

 

50Vote
41Vote
30Vote
20Vote
11Vote
2.52
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).