Giá dầu giảm thường là niềm vui cho một số quốc gia tiêu thụ xăng dầu nhiều. Chẳng hạn như, thông thường, người Mỹ trung bình “đốt” khoảng 10 lít dầu hoặc các sản phẩm dầu mỗi ngày.
Ngược lại, đối với các quốc gia sản xuất dầu - "mỏ dầu toàn cầu" - việc giá dầu thô giảm có thể gây ra thảm họa và khó khăn cho hàng triệu người.
Không khó hiểu vì sao dầu được gọi là ‘vàng đen’. Khi giá cả tăng cao, doanh thu từ dầu mỏ đã lấp đầy kho bạc của các công ty và chính phủ ở các quốc gia sản xuất dầu. Điều đó có lợi cho mọi người và cả dịch vụ cộng đồng.
Nhưng hiện nay, sở hữu dầu có thể là một lời nguyền chứ không phải là một phước lành.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã cảnh báo rằng Ecuador, Nigeria và Iraq có thể chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, thu nhập giảm từ 50% đến 85% - và đó là giả định cho giá dầu 30 USD / thùng. Hiện nay, giá dầu chưa đến 20 USD/thùng. Tất cả các nền kinh tế trên đã chịu áp lực rất lớn, tất cả đều quá phụ thuộc vào dầu mỏ.
Nhiên liệu chiếm 98.5% thu nhập xuất khẩu của Iraq (đá quý, kim loại quý, trái cây và các loại hạt chiếm phần lớn phần còn lại). Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, chính phủ Iraq sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt chi tiêu 50 tỷ USD trong năm 2020, ngay cả khi họ chỉ phải trả lương cho công chức, khiến chi tiêu cho các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe dễ bị tổn thương vào thời điểm tồi tệ nhất có thể.
Ả Rập Saudi, một trong những quốc gia có chi phí khai thác dầu thấp nhất - nhưng sự phụ thuộc vào các mặt hàng khác cũng đồng nghĩa với việc họ có thể phải đối mặt với sự thiếu hụt kinh phí hơn 100 tỷ USD. Ả Rập Saudi vẫn đang phục hồi từ đợt giảm giá dầu lớn cuối cùng trong năm 2014. Các nỗ lực tập trung vào các lĩnh vực như du lịch vẫn không đủ để thu hẹp khoảng cách.
Họ cần giá dầu ở mức 85 USD/thùng để cân bằng chi tiêu của chính phủ. Trớ trêu thay, chính Saudi đã đẩy nhanh biến động giá dầu bằng cách đe dọa thúc đẩy sản xuất để trừng phạt đối thủ Nga - một quốc gia ít bị tổn thương hơn trước sự dao động của giá dầu thô.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cân nhắc hứa hẹn hỗ trợ cho ngành dầu khí Mỹ (ngoài khoản trợ cấp trị giá 650 tỷ USD cho ngành nhiên liệu hóa thạch). Dù các vấn đề về lưu trữ và phân phối đã gây ra sự thay đổi rõ rệt trong thước đo giá dầu WTI, sản xuất dầu trong nền kinh tế Mỹ chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. Và điều đó khiến Mỹ ít bị tổn thương hơn.
Về lý thuyết, mức giá thấp hơn là có lợi cho các tài xế và nhà máy - và cho một số đối tượng khác. Nhưng hiện nay, lợi ích đó cũng không lớn lắm vì tình hình phong tỏa, hạn chế đi lại và đình trệ sản xuất.
Nhưng nó sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng dầu mỏ lớn nhất, chẳng hạn như Trung Quốc, chiếm 1/5 lượng nhập khẩu và được cho là đang dự trữ dầu thô ở các tầng hầm khi họ tái khởi động các dây chuyền sản xuất.
Nhìn chung, khi giá dầu giảm, các nhà sản xuất càng phải đối nguy cơ suy thoái sâu sắc. Nhưng nếu vẫn kéo dài, sự sụt giảm giá dầu lại có thể giúp đẩy nhanh sự phục hồi ở các quốc gia khác.
Gửi ý kiến của bạn