Nghi Vấn Gián Điệp Trung Quốc Giúp Loan Tin Giả Về Covid-19 Ở Mỹ
22 Tháng Tư 20206:45 CH(Xem: 3460)
Các quan chức Mỹ đã hoảng hốt trước tin nhắn văn bản và các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội cho biết Tổng thống Trump sẽ phong tỏa cả đất nước.
Hồi giữa tháng 03/2020, nhiều người Mỹ đã nhận được tin nhắn văn bản và qua các ứng dụng nhắn tin và truyền thông xã hội, nói rằng chính quyền ông Trump chuẩn bị triển khai Vệ binh Quốc gia để phong tỏa toàn quốc. Những tin nhắn như vậy thường nói rằng họ nắm được thông tin qua người thân, người quen làm việc trong Lầu Năm Góc hoặc CIA.
Các tin nhắn dồn dập tới nỗi Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 16/03/2020 phải đăng tweet khẳng định "tin nhắn lan truyền tin đồn phong tỏa toàn quốc là giả" và kêu gọi mọi người chỉ đọc thông tin từ nguồn chính thống như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Thực tế, vào ngày 16/03/2020, ông Trump chỉ khuyến cáo "cách biệt cộng đồng" trên toàn quốc chứ không áp đặt phong tỏa bắt buộc.
Nguồn gốc các tin nhắn lúc đó vẫn còn bí ẩn, không rõ là đến từ phía nào. Ngày 22/04/2020, trang New York Times dẫn lời 6 quan chức Mỹ giấu tên cho biết họ tin rằng các đặc vụ Trung Quốc đứng sau vụ loan tin giả để gây hoảng loạn. Hai quan chức Mỹ nhấn mạnh họ không tin đặc vụ Trung Quốc là người tạo ra những tin giả nhưng họ đã lan truyền chúng rộng rãi. Các tin nhắn đã gây chú ý khá lớn trên mạng xã hội Facebook.
Khi được hỏi về cáo buộc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nói rằng cáo buộc "hoàn toàn vô lý và không đáng để bác bỏ". Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc thúc giục Mỹ ngừng thao túng chính trị và tập trung vào chống dịch, sau khi các quan chức Mỹ chỉ trích Trung Quốc thiếu minh bạch về Covid-19.
Cuộc chiến thông tin
Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc chiến thông tin lớn về đại dịch, thêm một chiều hướng mới cho sự cạnh tranh toàn cầu của 2 bên.
Khi căng thẳng ngoại giao gia tăng và Bắc Kinh muốn tranh giành quyền kiểm soát thông tin, chính phủ Trung Quốc tháng 03/2020 đã trục xuất các nhà báo Mỹ từ các trang tin tức lớn bao gồm The Times. Trung Quốc cũng nhiều lần chỉ trích ông Trump cùng các đồng minh đã gọi Covid-19 là ‘virus Trung Quốc’ và bác bỏ các giả thuyết cho rằng virus thoát ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Tổng thống Trump ban đầu cũng ca ngợi những nỗ lực của Trung Quốc trong ứng phó Covid-19. Tuy nhiên, thời gian gần đây ông bày tỏ nghi ngờ Trung Quốc che giấu bối cảnh và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh khi đại dịch Covid-19 bùng phát cuối năm 2019, đồng thời cảnh báo Trung Quốc sẽ phải trả giá nếu bị phát hiện chịu trách nhiệm cho sự bùng phát đại dịch. Giới chức Nhà Trắng cũng hoài nghi Bắc Kinh che giấu thông tin và dữ liệu Covid-19 để giành ưu thế thương mại trong cuộc đua chế tạo vaccine.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.