Trong hồng ngoại, Sao Mộc như chiếc lồng đèn thắp sáng trong đêm. Mới đây, các nhà thiên văn học đã sử dụng kính viễn vọng Bắc Gemini ở Hawaii, Mỹ, tàu vũ trụ Juno và kính viễn vọng không gian Hubble, để tạo ra những hình ảnh sắc nét nhất của Sao Mộc. Gemini đã chụp lại hình ảnh hồng ngoại trên bằng cách sử dụng một kỹ thuật gọi là "chụp ảnh may mắn", trong đó kính viễn vọng trên mặt đất chụp nhiều ảnh phơi sáng ngắn của cùng một điểm, sau đó các nhà nghiên cứu lựa chọn bức ảnh nét nhất. Bằng cách ghép những bức ảnh đã chọn chụp từng khu vực trên sao Mộc, họ có thể tạo ra ảnh chân dung hành tinh dưới ánh sáng hồng ngoại với độ nét chưa từng có.
Sự xuất hiện giống như chiếc đèn lồng của sao Mộc là do hành tinh tạo ra các tầng mây khác nhau. Ánh sáng hồng ngoại có thể xuyên qua các đám mây tốt hơn ánh sáng khả kiến, cho phép chúng ta nhìn thấy các tầng khí quyển sâu hơn, nóng hơn của sao Mộc. Như vậy, ánh sáng hồng ngoại chói mắt phát ra từ những khu vực không mây, còn ở nơi có mây, chỗ đó thực sự tối.
Khi quay quanh sao Mộc, tàu Juno thu sóng vô tuyến từ những tia sét ở sâu trong khí quyển hành tinh. Các nhà nghiên cứu kết hợp mạng lưới tia sét với ảnh chụp bằng kính viễn vọng Gemini và Hubble. Họ nhận thấy sét hình thành quanh những cột mây cao 64 km xoay tròn và trao đổi nhiệt trong quá trình đối lưu.
- Từ khóa :
- Sao Mộc
- ,
- ảnh thiên văn
- ,
- Gemini
Gửi ý kiến của bạn