Thứ Hai (01/06/2020), Samsung Electronics cho biết đã bắt đầu xây dựng một dây chuyền sản xuất nội địa mới cho chip nhớ flash NAND, để đáp ứng nhu cầu chip dành cho máy tính cá nhân và máy chủ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nhiều người làm việc tại nhà hơn.
Samsung đang nhắm mục tiêu bắt đầu vận hành dây chuyền mới trong nửa cuối năm 2021. Dây chuyền đúc chip mới sử dụng công nghệ khắc chip bằng tia quang khắc cực tím (EUV) sẽ được thiết lập tại nhà máy sản xuất chip của Samsung Electronics ở Pyeongtaek nằm cách thủ đô Seoul khoảng 70km về phía Nam.
Công ty cũng cho biết dây chuyền bổ sung sẽ giúp đáp ứng nhu cầu cho điện thoại thông minh 5G và các thiết bị khác, bất chấp sự chậm trễ gần đây trong việc triển khai mạng 5G ở Châu Âu và các quốc gia khác do cuộc khủng hoảng sức khỏe.
Theo giới phân tích, phạm vi đầu tư dây chuyền mới sẽ nằm trong khoảng từ 7 - 8,000 tỷ won. Với dây chuyền mới, Samsung sẽ có tổng cộng sáu dây chuyền đúc chip ở Hàn Quốc. Nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới hiện đang vận hành các dây chuyền đúc chip ở Hwaseong và Yongin, đều nằm ở tỉnh Gyeonggi. Còn ở nước ngoài, hãng chỉ vận hành một dây chuyền đúc chip ở Austin, bang Texas, Mỹ.
Theo một tuyên bố của Bộ thương mại Hàn Quốc, xuất khẩu chip của Hàn Quốc trong tháng 0/20205 đã tăng 7.1% so với một năm trước. Theo công ty nghiên cứu thị trường TrendForce, Samsung chiếm khoảng 18% thị phần trên thị trường đúc chip toàn cầu trong Quý I 2020, thấp hơn nhiều so với thị phần 54% của công ty TSMC của Đài Loan (Trung Quốc).
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.