Indonesia Nỗ Lực Thế Chân Trung Quốc Trong Chuỗi Cung Ứng

16 Tháng Sáu 20202:30 SA(Xem: 4021)
Indonesia Nỗ Lực Thế Chân Trung Quốc Trong Chuỗi Cung Ứng
Indonesia Nỗ Lực Thế Chân Trung Quốc Trong Chuỗi Cung Ứng

Indonesia đang có kế hoạch kiến thiết những khu công nghiệp có quy mô lớn nhất của mình ở bờ biển phía bắc đảo Java nhằm thu hút các nhà sản xuất di dời khỏi Trung Quốc.

Tuy nhiên, Indonesia vẫn đối mặt với rào cản hàng chục năm qua như các quy định khó khăn, luật lao động cứng nhắc và cơ sở hạ tầng nghèo nàn, những rào cản khiến các đơn vị cung ứng toàn cầu vô cùng dè chừng.

Trong hoàn cảnh hiện nay, đặc biệt là tăng cường cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng khác như Việt Nam trong cuộc đua mời gọi các chuỗi sản xuất quốc tế, chính phủ Indonesia bắt đầu cân nhắc nghiêm túc nhằm mang lại sự thay đổi tích cực. Dự luật omnibus - một dự luật đầy tham vọng, có khả năng thay thế một loạt các quy định ràng buộc “ngáng chân” nhà đầu tư của Indonesia dự kiến sẽ được tung ra vào cuối năm 2020. Đây là bước đi tiên quyết để xóa bỏ các vấn đề cấp bách nhất của nhà đầu tư nước ngoài.

Đồng thời, Indonesia còn đẩy mạnh xây dựng một khu công nghiệp quy mô tới 4,000 ha, tương đương hơn 5,000 sân bóng ở ở Brebes, miền Trung Java nhằm đón đầu các chuỗi cung ứng quốc tế từ Trung Quốc chuyển sang.

Ahmad Fauzie Nur, Giám đốc điều hành của hãng điều hành khu công nghiệp PT Kawasan Industri Wijayakusuma, cho biết: “Đây là dự án thí điểm của Indonesia trong nỗ lực thu hút các nhà đầu tư quốc tế rời khỏi Trung Quốc”.

Trong nỗ lực giải quyết vấn đề khó khăn về đất đai, chính phủ Indonesia đã vận dụng quy định theo pháp luật để mua đất với giá rẻ, đảm bảo mức giá thuê khu công nghiệm ở mức hấp dẫn.
Hồi năm 2014, vấn đề nhập nhằng về đất đai từng khiến Foxconn hủy bỏ kế hoạch mở một nhà máy sản xuất tại Indonesia. Khu công nghiệp khổng lồ này nằm cách thủ đô Jakarta 270km về phía đông và có đường nối liền thuận tiện. Khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang, nhóm các nước Indonesia, Việt Nam và Thái Lan được dự đoán trở thành các quốc gia hưởng lợi khi chuỗi cung ứng dần thoái khỏi Trung Quốc. Người đứng đầu công ty điều hành khu công nghiệp ở trung tâm Java tin rằng dự án sẽ giúp Indonesia có thể cạnh tranh với hai nước còn lại trong việc thu hút các nhà đầu tư chạy khỏi Trung Quốc.


Quan chức tại Bộ đầu tư và các vấn đề hàng hải của Indonesia ước tính chi phí đầu tư cho khu công nghiệp vào khoảng 275 triệu USD trong giai đoạn đầu.

Dự luật Omnibus

Yose Rizal Damuri, cố vấn kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và vấn đề Quốc tế nhận định: “Khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và đại dịch bùng phát, chúng ta mới nhận ra rằng trong vòng 25 năm qua các công ty đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc”. Damuri cho biết để đón đầu xu hướng tái cấu trúc chuỗi cung ứng năm 2021, Indonesia cần chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ.

Trong những năm gần đây, Indonesia đã tích cực thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng chủ yếu cho lĩnh vực tài nguyên, công nghệ, hậu cần… hơn là đầu tư cho sản xuất. Năm 2019, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhận diện vấn đề tồn tại trong “môi trường đầu tư” ở Indonesia. Trích dẫn từ Ngân hàng Thế giới cho thấy, trong tổng số 33 công ty chuyển đến từ Trung Quốc, có tới 23 công ty đã chọn Việt Nam và số khác đã chuyển sang Malaysia, Thái Lan và Campuchia.

Để đáp lại tình hình, tổng thống Widodo ấp ủ tung ra một dự luật “omnibus”, có khả năng thay thế đồng loạt 80 luật với các quy định chồng chéo, cản trở hoạt động doanh nghiệp nhằm cải thiện tổng thể môi trường đầu tư. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát khiến Quốc hội Indonesia tạm thời dừng cân nhắc về đạo luật.

Lin Neumann, Giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Mỹ tại Indonesia, tán thành dự án xây dựng khu công nghiệp mới, nhưng nhấn mạnh tầm vai trò to lớn của đạo luật trên. Nó sẽ mở ra cơ hội to lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài, tác động tới hầu như toàn bộ nền kinh tế Indonesia.

Theo Fauzie Nur, nếu không có thay đổi, giai đoạn 1 của khu công nghiệp sẽ được hoàn thành vào năm 2021. Ông nhận định: “Chúng ta không thể cứ mãi đứng bên lề cuộc chơi”.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).