Ấn Độ Đình Chỉ Ba Hợp Đồng Kinh Doanh Với Trung Quốc
23 Tháng Sáu 20206:00 CH(Xem: 3721)
Các nhà chức trách Ấn Độ đang tạm dừng và xem xét lại các hợp đồng với ba công ty Trung Quốc có tổng giá trị hơn 600 triệu USD, giữa lúc hai nước căng thẳng và sau cuộc đụng độ biên giới thương vong với Trung Quốc.
Giới chức bang Maharashtra, Ấn Độ, cho biết họ đang xem xét lại thỏa thuận với ba công ty Trung Quốc, như một phần sáng kiến của địa phương nhằm vực dậy nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, trong bối cảnh tăng trưởng của Ấn Độ vốn chậm lại trước cả cuộc khủng hoảng.
Subhash Desai, bộ trưởng công nghiệp của bang Maharashtra, giải thích trên Twitter rằng các quan chức của ông đang chờ chính phủ đánh giá về môi trường kinh doanh hiện tại, cũng như công bố chính sách rõ ràng về cách thực hiện những thỏa thuận với các công ty Trung Quốc.
Động thái của giới chức Ấn Độ được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh leo thang vì vụ va chạm biên giới ở thung lũng Galwan, vùng Ladakh hôm 15/06/2020, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Vụ việc cũng đã khiến người dân và nhiều quan chức Ấn Độ giận dữ, kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc.
Một quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết chỉ huy quân đội hai bên đã thống nhất rút lính khỏi khu vực tranh chấp ở biên giới. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cũng nói hai bên đã nhất trí tiến hành các biện pháp làm giảm căng thẳng.
Hợp đồng lớn nhất mà bang Maharashtra đang xem xét là với nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc Great Wall Motors, trị giá gần 500 triệu USD. Hai hợp đồng còn lại liên quan đến Hengli Engineering và Foton Motor, tập đoàn xe hơi đã liên doanh với công ty xe điện Ấn Độ PMI.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.