Châu Âu Muốn Tạm Ngừng Cho Công Dân Mỹ, Brazil, Nga Nhập Cảnh Vì Lo Sợ Covid-19
29 Tháng Sáu 20202:00 SA(Xem: 3162)
Đại diện của 27 nước thành viên EU đã có cuộc họp để đưa ra tiêu chí cho việc đảm bảo không cần cách ly mà vẫn được nhập cảnh vào EU từ ngày 01/07/2020.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Châu Âu (ECDC), trong 2 tuần qua, có nhiều nước như Tanzania, Turkmenistan và Lào không hề công bố ca nhiễm mới. Nếu tính theo số liệu của 2 tuần gần nhất, có rất nhiều nước có tình trạng bệnh tật tồi tệ hơn so với EU, trong danh sách bao gồm Mỹ, Mexico, Brazil, nhiều nước thuộc Mỹ Latinh, Nga, Nam Phi và Saudi Arabia.
Bản dự thảo danh sách các quốc gia bao gồm khoảng từ 10 đến 20 nước, tuy nhiên thành viên chính phủ nhiều nước cho biết họ cần phải tham vấn trước tiên với chính phủ của mình. Theo các nhà ngoại giao, Mỹ, Brazil và Nga không được đưa vào danh sách. Nhóm liên minh Châu Âu sẽ sớm đưa ra câu trả lời cuối cùng.
Ủy ban châu Âu (EC) đã tư vấn rằng chính phủ các nước thuộc nhóm gỡ bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới và sau đó mở cửa dần với bên ngoài. Tuy nhiên, kế hoạch đầu tiên đã không đúng như kỳ vọng.
Hiện Hy Lạp đang thực hiện xét nghiệm Covid-19 bắt buộc với người đến từ nhiều nước EU bao gồm Pháp, Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha. Những người nhập cảnh sẽ phải tự cách ly cho đến khi kết quẩ cuối cùng được công bố.
Các nước thành viên thuộc EU hiện đang đồng thuận rằng EU chỉ nên mở cửa với những nước có tình trạng dịch bệnh tốt hơn, nhưng nhiều người đang đặt câu hỏi về cách đánh giá hoạt động ngăn ngừa Covid-19 cũng như tính đáng tin cậy của số liệu ghi nhận được.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.