EU Và Anh "Tiến Thêm Một Bước" Trong Đàm Phán Brexit

09 Tháng Mười Một 20208:00 CH(Xem: 2320)
EU Và Anh "Tiến Thêm Một Bước" Trong Đàm Phán Brexit
EU Và Anh Tiến Thêm Một Bước Trong Đàm Phán Brexit

Các nhà đàm phán từ Anh và Liên minh Châu Âu (EU) đã gặp gỡ hôm 09/11/2020 để tìm kiếm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thương mại đang bế tắc, trong khi chỉ còn vài ngày nữa là đến thời hạn để hai bên đạt được thỏa thuận hậu Brexit (Anh rút khỏi EU).

Khi trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU, ông Michel Barnier gặp người đồng cấp Anh David Frost tại London, các thành viên của Hạ viện Anh đang cố gắng “gỡ bỏ” một dự luật Brexit gây tranh cãi có nguy cơ làm các cuộc đàm phán “trật đường ray”.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã khiến EU không hài lòng với Dự luật Thị trường Nội địa trong đó vi phạm một số phần của thỏa thuận “rời bỏ”, cho phép nước Anh rời khỏi Châu Âu vào tháng 01/2020.

Anh thừa nhận rằng dự luật không phù hợp với luật pháp quốc tế và đã vấp phải sự không đồng tình của EU cùng nhiều nhà lập pháp Anh, bao gồm nhiều nghị sĩ đến từ đảng Bảo thủ của Thủ tướng Johnson. Các thành viên thuộc Thượng viện Anh đã chặn dự luật, trước thềm một cuộc bỏ phiếu có khả năng loại bỏ các điều khoản vi phạm thỏa thuận rời khỏi EU khỏi dự luật.

Tuy nhiên, Chính phủ Anh cho biết sẽ khôi phục các điều khoản gây tranh cãi khi đưa dự luật trở lại Hạ viện Anh trong những tuần tiếp theo.

Anh cho rằng dự luật Thị trường Nội địa là cần thiết khi nó đóng vai trò "lưới an toàn" để đảm bảo thương mại thông suốt giữa tất cả các khu vực của Anh, dù điều gì xảy ra với quan hệ thương mại Anh-EU sau Brexit.

Bộ trưởng Môi trường George Eustice nói rằng lo ngại dự luật có thể dẫn đến việc kiểm biên giữa Bắc Ireland và Ireland (thành viên EU) - có thể ảnh hưởng đến hòa bình Bắc Ireland - là không có cơ sở.

Anh đã rời khỏi EU vào ngày 31/01/2020 nhưng vẫn tiếp tục chịu chi phối bởi các quy tắc kinh tế của khối cho đến khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc vào ngày 31/12/2020. Hai bên cho biết bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải được thống nhất vào giữa tháng 11/2020 để các chính phủ có đủ thời gian phê chuẩn vào cuối năm.

Dù Thủ tướng Johnson đã phát biểu hôm 08/11/2020 rằng một thỏa thuận thương mại là “điều bắt buộc”, ông Frost và ông Barnier đều cảnh báo vẫn còn tồn tại nhiều "sự khác biệt" nghiêm trọng trong đàm phán thương mại giữa đôi bên.

EU cho rằng Anh muốn “hưởng lợi đủ đường”, vừa có những đặc quyền duy trì khả năng tiếp cận các thị trường "béo bở" của EU mà lại không muốn tuân theo các quy tắc của khối.

EU lo ngại Anh sẽ cắt giảm các tiêu chuẩn về an sinh xã hội và môi trường, cũng như “bơm” ngân sách cho các ngành công nghiệp của đất nước. Nếu điều đó xảy ra, EU lo ngại Anh sẽ trở thành một đối thủ kinh tế của khối.

Ở chiều ngược lại, Anh cho biết EU đang đưa ra những yêu cầu không hợp lý. Nếu không đạt được thỏa thuận, các doanh nghiệp ở cả hai bờ eo biển Anh sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan và rào cản thương mại từ ngày 01/01/2021. Điều đó sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế của cả hai bên, đặc biệt là đối với Anh – vốn đã “quay cuồng” vì đại dịch Covid-19.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).