Trung Quốc Và Mỹ - Cuộc Chiến 5G Không Hồi Kết

11 Tháng Mười Một 20206:30 CH(Xem: 2822)
Trung Quốc Và Mỹ - Cuộc Chiến 5G Không Hồi Kết
Trung Quốc Và Mỹ - Cuộc Chiến 5G Không Hồi Kết

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ về quy mô mạng 5G nhưng vị thế dẫn trước của họ cũng đang bị lung lay.

Trung Quốc có nhiều thuê bao 5G hơn Mỹ, không chỉ về tổng số mà còn về tỷ lệ trên đầu người. Họ cũng bán nhiều điện thoại thông minh 5G hơn, với giá thấp hơn và có phạm vi phủ sóng 5G rộng rãi hơn. Tốc độ kết nối trung bình ở Trung Quốc cũng nhanh hơn ở Mỹ.

Nhưng khi nói đến những thứ được cho là tạo nên cuộc cách mạng của 5G, chứ không chỉ là những ứng dụng cải tiến để có tốc độ và dung lượng truyền tải lớn hơn, vị thế đi trước của Trung Quốc kém vững chắc hơn.

Đối với cả hai quốc gia, các ứng dụng 5G dù được cho là thay đổi cuộc sống, như xe tự lái, phẫu thuật từ xa và nhà máy tự động, vẫn còn nhiều năm nữa mới được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc Trung Quốc dẫn đầu trong việc triển khai 5G cũng có thể giúp họ vượt lên dẫn đầu về các lĩnh vực trên. Edison Lee, nhà phân tích viễn thông tại Ngân hàng đầu tư Jefferies (Hong Kong), không nghĩ rằng có nhiều sự khác biệt giữa hai quốc gia. Ông nói: "Nếu đo lường tiến độ về mức độ xây dựng mạng lưới, Trung Quốc đã vượt xa".

Theo Handel Jones, CEO International Business Strategies, đến cuối năm 2020, Trung Quốc sẽ có khoảng 690,000 trạm phát sóng 5G, so với 50,000 trạm ở Mỹ. Điều này giúp các công ty điện thoại thông minh Trung Quốc khởi đầu thuận lợi trong việc ra mắt điện thoại hỗ trợ 5G.

Theo công ty theo dõi thị trường Canalys, tính đến tháng 09/2020, người tiêu dùng Mỹ chỉ có 16 mẫu điện thoại thông minh 5G để lựa chọn. Apple cũng chỉ mới tung ra thiết bị hỗ trợ 5G đầu tiên vào tháng 10/2020. Trong khi người dùng Trung Quốc có 86 mẫu smartphone 5G để chọn lựa. Ở Trung Quốc, điện thoại 5G cũng rẻ hơn, với giá trung bình 458 USD trong Q2, so với 1,079 USD ở Mỹ.

Các nhà phân tích cho rằng sự dẫn đầu của Trung Quốc trong việc triển khai và áp dụng 5G phần lớn là nhờ chính sách của Bắc Kinh, vốn đã đặt ra các mục tiêu tích cực về kết nối 5G cho ba nhà mạng của đất nước. Các nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn của Trung Quốc, Huawei Technologies và ZTE, đã được trao phần lớn việc triển khai 5G tại đây. Tuy nhiên, đối thủ Thụy Điển Ericsson AB vào tháng 10/2020 cũng đã chào các hợp đồng 5G của họ ở Trung Quốc, là động lực thúc đẩy doanh thu trong Q3 tăng 7%.


Wayne Lam, Giám đốc nghiên cứu của CCS Insight cho biết, phương pháp tiếp cận từ trên xuống đã tạo ra một phiên bản 5G đồng nhất hơn trên toàn quốc, so với Mỹ và tốc độ nhất quán hơn. Theo ông, "có rất nhiều kế hoạch tập trung" đằng sau cách tiếp cận của Trung Quốc.

Ngược lại, Mỹ có phạm vi phủ sóng 5G phân mảnh hơn và tốc độ không đồng đều. Ví dụ, 5G siêu nhanh được gọi là "millimeter wave" đã có ở một số điểm đông đúc, như sân vận động tại Mỹ nhưng chưa có ở Trung Quốc. Ở những khu vực khác của Mỹ, 5G chậm hơn.

Edison Lee cho biết, để thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ tận dụng thế mạnh của 5G, Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm các ứng dụng khác nhau và khuyến khích các ngành suy nghĩ về việc sử dụng 5G.

Ví dụ, Huawei đã giới thiệu các giải pháp cho phép chẩn đoán Covid-19 từ xa bằng mạng 5G. Tháng 10/2020, công ty khai thác mỏ Shandong Energy Group công bố giải pháp mạng 5G có thể truyền tín hiệu sâu vào các mỏ than dưới lòng đất. Các nhà phân tích cho biết những ứng dụng vẫn còn trong giai đoạn sơ khai và không rõ chúng có đủ tính kinh tế để áp dụng rộng rãi hay không. Lee nói thêm: "Về mặt thương mại hóa thì nó vẫn chưa diễn ra"

Việc triển khai mạng 5G của Trung Quốc không phải là không có những thiếu sót. Tại một sự kiện trong ngành ở Trung Quốc vào tháng 10/2020, Ryan Ding, người đứng đầu bộ phận kinh doanh nhà mạng của Huawei, cho biết mạng 5G của Trung Quốc chỉ phủ sóng 8% dân số. Theo Ding, ở Hàn Quốc, mạng 5G bao phủ 25% dân số còn mạng 5G của Trung Quốc cũng chậm hơn so với ở Hàn Quốc, Thụy Sĩ và các quốc gia khác.

Ông Ding cũng trích dẫn các trường hợp điện thoại thông minh Trung Quốc hiển thị logo 5G trên màn hình của họ mặc dù chỉ có kết nối 4G và thường xuyên chuyển qua lại giữa mạng 4G và 5G. Ông đánh giá: "Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng mạng 5G lớn nhất thế giới", nhưng cũng thừa nhận, khi so sánh với Hàn Quốc, Thụy Sĩ và một số quốc gia khác về công nghệ 5G thì Trung Quốc vẫn còn nhiều điểm cần cải thiện.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).