Thụy Điển Siết Chặt Các Biện Pháp Chống Covid-19

17 Tháng Mười Một 202012:30 CH(Xem: 2689)
Thụy Điển Siết Chặt Các Biện Pháp Chống Covid-19
Thụy Điển Siết Chặt Các Biện Pháp Chống Covid-19

Thụy Điển, từng nổi tiếng vì từ chối phong tỏa trong thời gian xảy ra làn sóng Covid-19 đầu tiên, dường như đang thay đổi phương pháp đối phó đại dịch. Thụy Điển đang triển khai hàng loạt biện pháp chặt chẽ để ứng phó với làn sóng thứ hai của đại dịch.

Theo CNBC, hôm thứ Hai (16/11/2020), Thụy Điển tuyên bố sẽ không cho phép tụ tập quá 8 người ở nơi công cộng - một sự dịch chuyển lập trường của quốc gia vốn dĩ dựa vào các biện pháp tự nguyện và hướng dẫn kể từ khi đại dịch xuất hiện.

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven công bố giới hạn mới về tụ tập đông người, hạ từ giới hạn trước đây là 50 người (hoặc 300 người đối với một số sự kiện văn hóa và thể thao). Động thái mới cho thấy Thụy Điển sẵn sàng áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn nữa để ngăn sự lây lan của virus.

Ông Lofven phát biểu tại một cuộc họp báo: "Đây là quy định mới cho toàn thể xã hội. Đề nghị không tới các phòng gym, thư viện hay tổ chức tiệc tối. Hãy hủy bỏ hết.

Lệnh cấm mới sẽ có hiệu lực từ ngày 24/11/2020 và dự kiến kéo dài trong 4 tuần. Tuyên bố của Thủ tướng Lofven đánh dấu một bước ngoặt trong phương pháp chống dịch của Thụy Điển - quốc gia từng thu hút sự chú ý của cả thế giới vì kiên quyết không phong tỏa khi làn sóng Covid-19 đầu tiên xuất hiện ở Châu Âu vào đầu năm.

Thời điểm đó, thay vì phong tỏa, Thụy Điển chỉ khuyến cáo người dân thực hiện những biện pháp như tăng cường vệ sinh cá nhân, giãn cách xã hội, và làm việc tại nhà nếu có thể. Hầu hết các trường học, cơ sở kinh doanh, quán bar, nhà hàng và quán café khi đó vẫn mở cửa. Dù đối mặt với một số ý kiến chỉ trích của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Thụy Điển vẫn bảo vệ cách làm như vậy, nói rằng đó là cách để cân bằng giữa an toàn công cộng và bảo vệ nền kinh tế.


Tuy nhiên, cũng giống như phần còn lại của Châu Âu, Thụy Điển không miễn nhiễm với làn sóng Covid-19 thứ hai, sau một thời gian bệnh dịch tạm lắng trong mùa hè. Tốc độ lây nhiễm gia tăng trở lại buộc Chính phủ Thụy Điển phải thay đổi phương pháp chống dịch. Tháng 11/2020, họ tuyên bố cấm bán rượu trong các quán bar và nhà hàng sau 10 giờ tối kể từ ngày 20/11.

Số liệu của Chính phủ Thụy Điển cho thấy số ca nhiễm hàng ngày bắt đầu tăng từ đầu tháng 10/2020 và số ca nhập viện bắt đầu tăng vài tuần sau đó. Đầu tháng 11/2020, số ca tử vong hàng ngày bắt đầu chạm ngưỡng hai con số.

Theo dữ liệu mới nhất, Thụy Điển có khoảng 6,000 ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu đại dịch lên 177,355 ca. Con số lớn hơn nhiều so với tổng số ca nhiễm của các nước láng giềng như Đan Mạch (63,847 ca, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins), Phần Lan (19,419 ca), và Na Uy (29,514 ca). Cần lưu ý rằng, dân số của những quốc gia trên chỉ bằng khoảng một nửa so với 10 triệu người của Thụy Điển.

Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong vì Covid-19 bình quân đầu người ở Thụy Điển vẫn cao hơn nhiều so với mức của các nước láng giềng, theo số liệu của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch Châu Âu (ECDPC). Các nước láng giềng của Thụy Điển tỏ ra dè chừng với chủ trương chống dịch thiếu chặt chẽ trước đây của họ, không cho họ tham gia vào một khu vực tự do đi lại ở vùng Scandinavia trong mùa hè 2020 sau khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).