Mỹ Rút Khỏi Hiệp Ước Bầu Trời Mở

22 Tháng Mười Một 20207:15 CH(Xem: 5055)
Mỹ Rút Khỏi Hiệp Ước Bầu Trời Mở
Mỹ Rút Khỏi Hiệp Ước Bầu Trời Mở

Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp ước giám sát không phận đã ký với 34 nước, 6 tháng sau khi Trump cáo buộc Nga nhiều lần vi phạm thỏa thuận.

Chủ nhật (22/11/2020), Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo cho biết: "Mỹ đã thực thi quyền của mình theo khoản 2, Điều 15 trong Hiệp ước Bầu trời Mở vào ngày 22/5, báo trước cho toàn bộ các nước liên quan về quyết định rút khỏi thỏa thuận. 6 tháng đã trôi qua, Mỹ chính thức rút khỏi thỏa thuận vào ngày 22/11/2020 và không còn là thành viên trong Hiệp ước Bầu trời Mở"

Hiệp ước Bầu trời Mở (The Open Sky Treaty) được Mỹ, Nga và một số quốc gia Châu Âu ký năm 1992, có hiệu lực năm 2002, nhằm thúc đẩy tính minh bạch về hoạt động quân sự. Hiệp ước cho phép 35 quốc gia thành viên được tiến hành các chuyến bay giám sát trên không phận của nhau, nhưng phải thông báo trước 72 giờ để nước chủ nhà có thời gian phản ứng.

Thỏa thuận cho phép những đồng minh và đối tác của Mỹ tiếp cận dữ liệu không ảnh độ nét cao, ngay cả khi họ không có mạng lưới vệ tinh trinh sát hiện đại. Quan chức Lầu Năm Góc khẳng định quân đội Mỹ dự định chia sẻ dữ liệu tình báo và trinh sát từ các vệ tinh với đồng minh NATO nhằm bù đắp khoảng trống thông tin sau khi Washington rút khỏi hiệp ước Bầu trời Mở.


Quyết định rút khỏi hiệp ước được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra sau nhiều tháng đánh giá, trong đó Washington cáo buộc Moscow liên tục vi phạm thỏa thuận như ngăn cản chuyến bay của Mỹ trên không phận Gruzia và vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga. Washington cũng cho rằng Moscow lợi dụng những chuyến bay tại Mỹ và Châu Âu để xác định cơ sở hạ tầng trọng yếu, xây dựng kịch bản tấn công khi nổ ra chiến tranh.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko từng khẳng định nước Nga không vi phạm Hiệp ước Bầu trời Mở và "không có gì ngăn cản đối thoại giải quyết những vấn đề kỹ thuật mà phía Mỹ gọi là hành động vi phạm thỏa thuận". Quan chức Nga gọi hiệp ước là "một trong những cột trụ an ninh của Châu Âu", cho biết họ đang đánh giá khả năng tiếp tục tham gia thỏa thuận.

Các thành viên NATO và một số nước Đông Âu đã nhiều lần hối thúc Mỹ duy trì thỏa thuận do lo ngại Nga sẽ rút khỏi hiệp ước để đáp trả, gây suy yếu an ninh trong khu vực. Daryl Kimball, giám đốc Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí có trụ sở tại Mỹ, nhận xét: “Hành động rút khỏi hiệp ước của ông Trump là quá vội vàng và vô trách nhiệm"

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).