Australia Khiếu Nại Trung Quốc Với WTO

15 Tháng Mười Hai 202011:30 CH(Xem: 3362)
Australia Khiếu Nại Trung Quốc Với WTO
Australia Khiếu Nại Trung Quốc Lên WTO

Australia cho biết sẽ yêu cầu WTO điều tra mức thuế Trung Quốc áp đặt đối với sản phẩm lúa mạch của họ, khi căng thẳng quan hệ hai nước ngày càng leo thang.

Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham công bố quyết định thông báo với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các đối tác ở Bắc Kinh rằng họ sẽ bắt đầu cuộc điều tra về thuế quan đã xóa sổ thương mại lúa mạch giữa Australia với Trung Quốc. Theo ông Birmingham, khoản thuế bổ sung 80% Trung Quốc áp đặt đối với lúa mạch nhập khẩu từ Australia là "thiếu cơ sở" và "không được củng cố bởi các sự kiện và bằng chứng".

Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1989, với việc Bắc Kinh tung ra một loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các sản phẩm của Australia.

Ông Birmingham cho biết: "Chúng tôi rất tự tin rằng dựa trên bằng chứng, dữ liệu và phân tích mà chúng tôi đã tổng hợp, Australia có một vụ kiện cực kỳ mạnh mẽ. Các quy trình giải quyết tranh chấp của WTO không hoàn hảo và mất nhiều thời gian, nhưng cuối cùng đó là con đường thích hợp cho Australia vào thời điểm hiện nay". Bộ trưởng Thương mại Australia đồng thời cho biết thêm rằng họ có thể hành động thêm ở các lĩnh vực khác.

Australia là nhà cung cấp lúa mạch lớn nhất cho Trung Quốc với tổng trị giá xuất khẩu lên tới 1,3 tỷ USD/năm. Các chuyên gia cho biết Bắc Kinh đã cân nhắc hạn chế nhập khẩu lúa mạch Australia từ năm 2018 trong bối cảnh lo ngại rằng Trung Quốc, nước chỉ sản xuất khoảng 20% lượng lúa mạch họ cần, phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu.

Quan chức Australia từng thừa nhận họ không có nhiều thị trường thay thế ngoài Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh có thể chuyển sang nhiều nhà cung cấp khác như Pháp, Canada, Argentina và một số nước Châu Âu.

Hồi tháng 05/2020, Trung Quốc thông báo áp thuế 80,5% với lúa mạch từ Australia vì lý do phá giá, "gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp nội địa". Mức thuế có hiệu lực từ ngày 19/05/2020 và thời hạn lên tới 5 năm, gồm thuế chống bán phá giá 73,6% và thuế chống trợ cấp 6,9%.

Ít nhất 13 ngành của Australia đã phải chịu thuế hoặc một số hình thức gián đoạn, gồm lúa mạch, thịt bò, than, đồng, bông, tôm hùm, đường, gỗ, du lịch, trường đại học, rượu, lúa mì và len.

Truyền thông Trung Quốc cũng liên tục công kích Australia về hàng loạt vấn đề. Những động thái dường như bắt đầu từ việc Canberra đối đầu sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực và kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc đại dịch Covid-19.

Australia hiện vẫn tránh việc đưa các tranh chấp lên WTO vì lo ngại quá trình giải quyết có thể mất nhiều năm, khiến Australia dễ bị trả đũa và làm xấu đi mối quan hệ giữa 2 nước.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).