Vụ Kiện Bản Quyền Nhạc Số (DRM) Của Apple: Tiến Hành Xét Xử Sau Gần 10 Năm

05 Tháng Mười Hai 20148:00 CH(Xem: 16762)
Vụ Kiện Bản Quyền Nhạc Số (DRM) Của Apple: Tiến Hành Xét Xử Sau Gần 10 Năm
blank
Sau nhiều năm kiến nghị, khiếu nại và kháng cáo, phiên tòa về vụ kiện Apple độc quyền thị trường nhạc số trên thiết bị iPod thông qua phần mềm quản lý bản quyền nhạc số DRM (dù hiện tại đã không còn tiếp tục), cuối cùng cũng được tiến hành trong tuần đầu tiên của tháng 12/2014 tại một tòa án ở Oakland, California.

Hai nguyên đơn, Marianna Rosen và Melanie (Tucker) Wilson, đã tiến hành vụ kiện chống lại Apple với gần 8 triệu người bị ảnh hưởng khi “Táo khuyết” sử dụng hệ thống DRM – FairPlay, để ngăn chặn các dịch vụ âm nhạc số cạnh tranh trên các thiết bị iPod. Đơn kiện cũng cáo buộc rằng Apple không cho phép chuyển nhạc mua trên iTunes sang các máy nghe nhạc không phải của Apple.

Luật sư nguyên đơn cho biết các bản cập nhật iTunes - cụ thể là iTunes 4.7, iTunes 7.0 và iTune 7.4 – không phải được tạo ra để cải tiến sản phẩm mà nhằm triển khai các cập nhật cho FairPlay trên iPod và nhạc được bán trên iTunes. Apple đã độc quyền trong không gian âm nhạc số (công ty có thị phần hơn 80% trong năm 2003) và FairPlay đã kiềm chế cạnh tranh trong cả thị trường nhạc số và thi trường thiết bị nghe nhạc cầm tay. Bằng cách làm trên, Apple đã trói buộc khách hàng và khiến họ phải chi tiêu nhiều hơn nếu muốn ra khỏi iTunes, hoặc sử dụng các bài hát hiện có được mua từ một thư viện số khác.

Chủ tọa phiên tòa đã đưa ra nhận định bản cập nhật iTunes 4.7 là một bản “nâng cấp sản phẩm thực sự”, nên phần còn lại của vụ kiện sẽ tập trung vào hai bản cập nhật iTunes 7.0 và iTunes 7.4. Bồi thẩm đoàn đã được lệnh chỉ tập trung vào hai bản cập nhật còn lại và quyết định xem liệu chúng có phải là các bản cập nhật hợp pháp hay không, hay đơn giản chỉ là vỏ bọc để Apple triển khai công nghệ FairPlay nghiêm ngặt hơn.

Vụ kiện đã tiến hành trong hơn một thập kỷ, kéo dài từ những năm đầu Apple thống trụ thị trường nhạc số. Vào tháng 4/2004, Rob Glaser, người sáng lập và là CEO của RealNetworks – cha đẻ của RealPlayer – đã gửi mail cho cố giám đốc điều hành Apple - Steve Jobs, yêu cầu được cấp giấy phép bản quyền công nghệ FairPlay. Trong trao đổi, Glaser hứa hẹn RealNetworks sẽ đưa iPod trở thành ưu tiên hàng đầu trong cửa hàng và các dịch vụ âm nhạc của công ty.

Tháng 7/2004, RealNetworks đã ra mắt một công nghệ mới gọi là Harmony, cơ bản là “bắt chước” công nghệ FairPlay của Apple. Công nghệ cho phép người dùng iPod mua nhạc từ RealPlayer Music Store – giá bán một bài hát chỉ có 0.49 USD, thấp hơn so với các bài hát được bán trên iTunes với giá 0.99 USD tại thời điểm đó. Công nghệ mới đã cung cấp cho người dùng iPod một lựa chọn khác ngoài iTunes và có thể đưa các CD nhạc vào thiết bị.

Tuy nhiên vào ngày 29/7/2004, Apple tuyên bố RealNetworks đã “áp dụng chiến thuật và cách làm của một tin tặc để đột nhập vào iPod”, và cảnh báo người dùng tránh mua nhạc từ RealNetworks. Công ty công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ cũng tuyên bố sẽ tiến hành cập nhật phần mềm ngăn chặn công nghệ Harmony của Real xuất hiện trên iPod.

Làm đúng như những gì đã nói, trong tháng 10/2004, “Táo khuyết” đã phát hành bản cập nhật iTunes 4.7, chặn các bài hát được mua từ các cửa hàng nhạc số khác hoạt động trên các thiết bị iPod. Việc “trói buộc” iPod và iTunes Store đã buộc người dùng phải sử dụng hệ sinh thái của Apple, khiến họ phải mua nhạc từ Apple hoặc là mất tất cả khoản tiền đã đầu tư vào iPod và nhạc đã mua từ công ty.

Đối với các hành động bị cáo buộc “trói buộc” gần 8 triệu người dùng, các luật sư nguyên đơn đã yêu cầu Apple bồi thường 350 triệu USD.

Trong một động thái phản ứng lại vụ kiện, Apple cho biết công ty đã nhận được yêu cầu của một số công ty phát hành đĩa nhạc lớn như Sony, BMG, EMI, Columbia, và Universial – các công ty sở hữu bản quyền nhạc được bán trên iTunes Stores - sử dụng “hệ thống an ninh” dựa trên việc mã hóa được chấp thuận bởi các công ty phát hành. Công ty công nghệ đắt giá nhất hành tinh cho biết, công ty chỉ xây dựng công nghệ FairPlay nhằm đáp ứng nhu cầu từ các hãng thu âm.

Sau khi các chương trình bẻ khóa FairPlay như PlayFair và JHymn được tung ra Apple lại phát hành bản cập nhật iTunes 7.0 và 7.4 nhằm tăng cường công nghệ FairPlay và các chướng ngại chống lại trình phát nhạc trái phép. Trong phiên tòa diễn ra vào thượng tuần tháng 12/2014, Apple cho biết bất kỳ thay đổi nào trên công nghệ FairPlay DRM của công ty cũng chỉ là cơ chế phòng thủ cơ bản nhằm ngăn chặn tin tặc. Trong phần khai của mình, Augustin Farrugia, giám đốc cấp mảng an ninh Internet và DRM của Apple, cho biết khi ông gia nhập công ty vào năm 2005 thì “thật dễ dàng để đánh cấp nội dung từ iTunes Store”. Một trong những việc đầu tiên của ông tại Apple đã tạo ra những lỗ hổng an ninh trên sản phẩm của hãng, và cuối cùng phải đưa ra các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn.

Sau khi luật sư nguyên đơn nói với các thẩm đoàn viên việc Apple đã  xóa nhạc được mua trên các cửa hàng nhạc số đối thủ trên các thiết bị iPod và giai đoạn 2007 và 2009, Farrugia đã tuyên bố họ không cần phải cung cấp cho người dùng quá nhiều thông tin về vụ kiện.

Trong suốt khoảng thời gian 2007 -2009, nếu người dùng cố gắng đồng bộ hóa chiếc iPod chứa nhạc mua từ cửa hàng nhạc số khác, Apple sẽ hiển thị một thông báo lỗi tư vấn người dùng khôi phục thiết bị về cài đặt gốc. Sau khi tiến hành quá trình khôi phục cài đặt gốc, tất cả nhạc được mua từ các dịch vụ đối thủ sẽ bị xóa.

Trong lời khai của phó giám đốc điều hành Apple – Eddy Cue cho biết, công ty đã “nghĩ về việc cấp phép DRM ngay từ đầu nhưng lại không tìm ra cách thực hiện và hoạt động đáng tin cậy”. Bên cạnh đó, phó chủ tịch phụ trách mảng Maketing của Apple – Phil Schiller cũng được triệu tập để làm chứng trong phiên tòa.

Tại phiên tòa, một đoạn video được Steve Jobs quay vào tháng 4/2011 cũng được công bố như là một bằng chứng bảo vệ Apple. Trong đoạn video, Steve Jobs được hỏi về việc ngăn chặn phần mềm Harmory của RealNetwork. Nhưng bởi vì việc ngăn chặn công nghệ Harmory trên bản cập nhật iTunes 4.7 – phiên bản được thẩm phán tuyên bố là “bản nâng cấp sản phẩm thực sự”, không chỉ là một bản cập nhật được thiết kế để tăng cường DRM – bồi thẩm đoàn đã được lệnh không tiếp tục xem xét nó, khiến cho một một phần chứng cớ của Jobs thực chất trở nên vô hại đối với các luật sư nguyên đơn.

Trong một thư điện tử gửi cho Phil Schiller được công khai, Steve Jobs cho biết công ty thực sự choáng váng khi Real đang “áp dụng các chiến thuật và cách làm của một tin tặc để xâm nhập vào iPod”. Việc này đã ảnh hưởng trực tiếp đến công ty.

Apple đã ngừng sử dụng FairPlay trên nhạc được bán thông qua iTunes kể từ đầu năm 2009, nhưng công nghệ vẫn còn được sử dụng trên phim ảnh, sách, chương trình truyền hình và các ứng dụng trên Apple Store.

Apple cũng đã có sẵn một giải pháp giải pháp dự kiến 450 triệu USD trong khiếu nại ấn định giá bán e-book đang diễn ra nếu công ty kháng cáo không thành. Điều này có nghĩa là nếu thất bại trong vụ kiện bản quyền nhạc số DRM, công ty sẽ chịu gần 1 tỷ USD tiền phạt. Mặc dù Apple đang có 155 tỷ USD dữ trữ tiền mặt, nhưng công ty không hề muốn để việc thua kiện trở thành một thói quen. Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài thêm sáu ngày và kết thúc vào cuối tuần thứ hai của tháng 12/2014.
54Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
4.65
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).