Quân Đội Mỹ, Trung Đổ Lỗi Nhau Về Sự Kiện Hội Nghị Hàng Hải
17 Tháng Mười Hai 20207:00 CH(Xem: 2554)
Mỹ và Trung Quốc đã đưa ra những cáo buộc đối phương về thỏa thuận cuộc họp hàng hải, dấu hiệu mới nhất cho thấy căng thẳng giữa 2 cường quốc ngày càng leo thang.
Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của quân đội Mỹ cho biết đại diện quân đội Trung Quốc đã không tham dự sự kiện Cuộc họp về Thỏa thuận Tham vấn Hàng hải Quân sự (Military Maritime Consultative Agreement – MMCA).
Cuộc họp ba ngày về Thỏa thuận Tham vấn Hàng hải Quân sự được lên kế hoạch bắt đầu từ ngày 14/12/2020, là một phần của cơ chế tăng cường an toàn hàng hải, cải thiện an toàn hoạt động trên không và trên biển, cũng như giảm thiểu rủi ro giữa quân đội hai nước. Tuy nhiên, phía Mỹ cho biết đại diện quân đội Trung Quốc đã không tham dự sự kiện.
Đô đốc Phil Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cho biết trong tuyên bố: "Việc từ chối tham dự MMCA là ví dụ cho thấy Trung Quốc không tôn trọng các thỏa thuận của mình, điều này sẽ là lời nhắc nhở cho tất cả quốc gia khi theo đuổi thỏa thuận với Trung Quốc trong tương lai"
Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cho biết họ đã hội nhập vào cuộc họp trực tuyến và sẵn sàng tham gia cả ba ngày diễn ra sự kiện, nhưng phía Trung Quốc không xuất hiện.
Quân đội Mỹ cũng nêu rõ sẽ tiếp tục tìm kiếm "mối quan hệ mang tính xây dựng, ổn định và hướng tới kết quả" với quân đội Trung Quốc, giải quyết bất kỳ mối quan ngại nào của Bắc Kinh tại "diễn đàn thích hợp".
Cuối ngày thứ Năm (17/12/2020), Hải quân Trung Quốc sau đó ra tuyên bố nói rằng họ đã đệ trình các chủ đề và thỏa thuận được đề xuất cho cuộc gặp từ ngày 18/11/2020, nhưng hai bên vẫn chưa đạt thỏa thuận.
Thiếu tá Liu Wensheng, phát ngôn viên hải quân Trung Quốc nói: “Tuy nhiên, phía Mỹ vẫn kiên trì thúc đẩy các ý tưởng chủ đề đơn phương, tự ý kéo dài thời gian cuộc họp thường niên, thay đổi tính chất cuộc họp, thậm chí cố ép Trung Quốc tham gia cuộc họp khi hai bên chưa thống nhất chủ đề". Thiếu tá Liu cho rằng điều này "không chuyên nghiệp, không thân thiện, không mang tính xây dựng" và "phản ánh phong cách bắt nạt nhất quán và vi phạm thông lệ quốc tế" của Mỹ. Ông cũng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẵn sàng duy trì liên lạc với Washington để cuộc gặp có thể diễn ra vào thời điểm khác.
Đây là “tập phim” mới nhất trong chuỗi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiều vấn đề, như thương mại, công nghệ, Hong Kong, Biển Đông, Đài Loan.
Lo ngại về khả năng xảy ra đụng độ giữa các cường quốc quân sự lớn nhất thế giới ngày càng tăng, phần lớn là do liên lạc giữa hai quân đội giảm mạnh từ năm 2018, khi Mỹ rút lại lời mời Trung Quốc tham gia diễn tập hải quân Vành đai Thái Bình Dương lớn nhất thế giới. Động thái của Mỹ được cho là để trả đũa việc Trung Quốc triển khai trái phép tên lửa và oanh tạc cơ tới các thực thể bị nước này chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa.
Quân đội Mỹ và Trung Quốc đã thiết lập cơ chế tham vấn an ninh hàng hải vào năm 1998 để ngăn chặn xung đột trên không và trên biển. Cuộc họp gần nhất diễn ra tại thành phố Thanh Đảo, miền đông Trung Quốc, vào tháng 06/2019.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.