Australia Lo Ngại Cơ Sở Trung Quốc Trên Đảo Daru

24 Tháng Mười Hai 20201:00 SA(Xem: 4706)
Australia Lo Ngại Cơ Sở Trung Quốc Trên Đảo Daru
Australia Lo Ngại Cơ Sở Trung Quốc Trên Đảo Daru

Một công trình xây dựng của Trung Quốc “sát bên” Australia có thể có "tác động nghiêm trọng" đối với an ninh quốc gia và làm suy giảm nghề đánh bắt truyền thống trong các cộng đồng bản địa.

Một công ty do người Trung Quốc điều hành đã ký biên bản ghi nhớ với chính quyền Papua New Guinea (PNG) để xây dựng "một khu công nghiệp thủy sản đa chức năng" trên đảo Daru nằm trên eo biển Torres. Đây là một trong số ít đảo ở eo biển Torres không thuộc quyền kiểm soát của Australia, nằm cách lục địa Australia chưa đầy 200 km.

Dự án đã khiến các chuyên gia an ninh quốc gia Australia lo ngại vì nó có thể hoạt động như một cơ sở quân sự của Trung Quốc. Họ cũng bày tỏ quan ngại với các tàu cá mang cờ Papua New Guinea nhưng do Trung Quốc kiểm soát đang đánh bắt tận diệt vùng biển đa dạng sinh học xung quanh.

Trong cuộc họp với Thượng viện tháng này, Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết Lực lượng Biên phòng Australia đã duy trì "hiện diện liên tục" ở eo biển Torres và làm việc với cơ quan thực thi pháp luật Papua New Guinea. Bà cho biết đã "bày tỏ mong muốn mọi ngư dân trong khu vực eo biển Torres tuân thủ luật pháp của Australia và Papua New Guinea, cũng như các nghĩa vụ quốc tế".

Penny Wong, phát ngôn viên Công đảng Australia, lãnh đạo phe đối lập trong Thượng viện, nói rằng chính phủ đã "phạm sai lầm" khi để dự án hình thành. Bà nghi vấn: "Làm thế nào mà chính phủ Morrison không nhìn thấy điều này?"

Thượng nghị sĩ độc lập Rex Patrick, người thường xuyên chỉ trích Bắc Kinh, cảnh báo dự án ở Daru sẽ "tác động nghiêm trọng" tới an ninh quốc gia Australia. Ông nói: "Rõ ràng sự hiện diện của Trung Quốc sẽ làm phức tạp thêm tình hình an ninh và tạo chỗ đứng mới cho Bắc Kinh để can thiệp vào Papua New Guinea. Chính phủ cần làm rõ điều này với Papua New Guinea và hỗ trợ một dự án thay thế của Australia. Nếu chính phủ không thể ngăn cản sự ủng hộ của Papua New Guinea với dự án, Australia cần lên kế hoạch bảo vệ hệ sinh thái eo biển Torres, do các tàu cá Trung Quốc nổi tiếng là có xu hướng khai thác quá mức tài nguyên"

Jonathan Pryke, giám đốc chương trình quần đảo Thái Bình Dương của Viện Lowy, cho rằng sự háo hức của Papua New Guinea khi ký thỏa thuận với Trung Quốc là rất dễ hiểu, bởi tình trạng nghèo đói tại Daru.

Nhưng động cơ của Trung Quốc khó hiểu hơn nhiều, khi khu vực mang lại ít giá trị về thương mại hoặc chiến lược. Pryke cho rằng việc Trung Quốc ký các biên bản ghi nhớ trong khu vực rất phổ biến, nhưng chúng thường không dẫn tới các dự án hoàn thiện trên thực địa. Ông giải thích: "Nó có thể chỉ là động thái khua chiêng gõ mõ, hay một người môi giới Trung Quốc nào đó đang tìm cách kiếm lời. Tôi thấy xác suất dự án được thực hiện là bằng 0. Nếu muốn lập một căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương, Trung Quốc không thể làm điều đó quá công khai và ngay sát bên Australia như vậy. Nó chẳng mang lại giá trị chiến lược nào cả".

Ông nhận định động thái mới của Bắc Kinh có thể là nỗ lực "chọc giận" Canberra. Ông cho biết: "Đây có thể là thông điệp mang tính biểu tượng mạnh mẽ rằng: Chúng tôi đang tiến gần đến Australia, chúng tôi có tham vọng áp sát biên giới Australia"

Pryke cho rằng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng Trung Quốc xây căn cứ quân sự ở Daru, trong bối cảnh quan hệ hai bên đã xuống rất thấp trong năm 2020. Tuy nhiên, ông đánh giá đây chỉ là một "chiêu trò" của Bắc Kinh, bởi việc tiến hành dự án sẽ làm gia tăng căng thẳng bất lợi cho Trung Quốc.

51Vote
41Vote
31Vote
21Vote
10Vote
3.54
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).