Với những đòn trừng phạt từ phía Mỹ, Huawei đã phải bán thương hiệu Honor để tìm đường sống. Và Honor đã được hồi sinh sau khi tách khỏi Huawei.
Theo trang ChinaDaily, thương hiệu smartphone và máy tính Honor đã được cấp giấy phép sử dụng Windows 10 từ Microsoft. Nhờ đó, Honor có thể sản xuất và bán laptop với hệ điều hành Windows 10 được cài sẵn ở trên toàn cầu.
Trước đây, do lệnh cấm từ phía Mỹ, Huawei đã phải cân nhắc sử dụng hệ điều hành Harmony tự phát triển cho những chiếc laptop của hãng. Hệ điều hành của Huawei chỉ mới được phát triển và chưa có nhiều ứng dụng hỗ trợ, tất nhiên cũng không quen thuộc với người dùng như hệ điều hành Windows.
Tháng 11/2020, Huawei đã bán thương hiệu con Honor cho một tập đoàn Trung Quốc, bao gồm 30 công ty khác nhau. Nhờ đó, thương hiệu Honor có thể ký một thỏa thuận hợp tác với Microsoft, mà không bị chính phủ Mỹ ngăn cản. Honor hy vọng thỏa thuận mới sẽ mở đường cho một loạt các mối quan hệ hợp tác mới với các công ty Mỹ, bao gồm cả Google và Qualcomm.
Zhao Ming, CEO của Honor cho biết: “Honor rất vui mừng khi đạt được thỏa thuận hợp tác mới nhất với Microsoft. Thông qua những công nghệ và hệ điều hành của Microsoft, chúng tôi sẽ tiếp tục mang đến cho người dùng những sản phẩm với hiệu năng mạnh mẽ và trải nghiệm tuyệt vời nhất. Honor cam kết sẽ duy trì mối quan hệ cởi mở với các đối tác toàn cầu”.
Honor từng xuất xưởng khoảng 70 triệu thiết bị cầm tay mỗi năm và hy vọng sẽ tiếp tục vị thế của mình trong thế giới điện thoại thông minh khi giờ đây nó hoàn toàn độc lập với Huawei.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.