Trung Quốc - EU Đạt Được Thỏa Thuận Hiệp Định Đầu Tư

30 Tháng Mười Hai 20205:30 CH(Xem: 6049)
Trung Quốc - EU Đạt Được Thỏa Thuận Hiệp Định Đầu Tư
Trung Quốc - EU Đạt Được Hiệp Định Đầu Tư

Hôm thứ Tư (30/12/2020), Liên minh Châu Âu và Trung Quốc đã thống nhất về hiệp định đầu tư sẽ cho phép các công ty Châu Âu tiếp cận nhiều hơn với thị trường Trung Quốc và giúp khắc phục điều mà Châu Âu coi là quan hệ kinh tế không cân bằng.

Liên minh Châu Âu và Trung Quốc đã đạt được Hiệp định Đầu tư Toàn diện (Comprehensive Agreement on Investment - CAI) trong cuộc họp trực tuyến ngày 30/12/2020 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Hiệp định đã được đàm phán trong gần 7 năm và có khả năng mất ít nhất một năm nữa mới có hiệu lực. Nó được cho là sẽ "cải thiện đáng kể" sân chơi cho các nhà đầu tư EU bằng cách đặt ra các nghĩa vụ rõ ràng cho doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, cấm cưỡng bách chuyển giao công nghệ, đồng thời tăng tính minh bạch của các khoản trợ cấp chính phủ cho doanh nghiệp nội địa.

EU nói rằng hiệp định có "ý nghĩa kinh tế lớn", cho thấy Trung Quốc cam kết cung cấp "mức độ tiếp cận thị trường chưa từng có cho các nhà đầu tư EU".

Trung Quốc cũng đồng ý làm việc hướng tới việc phê chuẩn các công ước quan trọng của Tổ chức Lao động Quốc tế về cấm lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc - vấn đề quan trọng từng làm đình trệ các cuộc đàm phán với EU và ảnh hưởng đến hình ảnh toàn cầu của Bắc Kinh, làm tổn hại quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây.


Bắc Kinh đã bác bỏ thông tin từ báo chí nước ngoài rằng họ sử dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương và cho biết các biện pháp được triển khai trong khu vực nhằm giải quyết khủng bố.

Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh thỏa thuận "thể hiện quyết tâm và sự tự tin của Trung Quốc trong việc thúc đẩy sự cởi mở đối ngoại cấp cao". Chủ tịch Trung Quốc cho hay: “Thỏa thuận mới sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp EU khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, các biện pháp bảo vệ hệ thống mạnh mẽ hơn và một tương lai tươi sáng hơn cho sự hợp tác"

Sẽ mất nhiều tháng để các nhóm pháp lý hoàn thiện văn kiện và phiên dịch. Sau đó, nó phải được 27 quốc gia thành viên của EU phê chuẩn và được Nghị viện Châu Âu thông qua.

Trong Q3/2020, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của EU khi Covid-19 làm gián đoạn nền kinh tế Mỹ trong khi Trung Quốc đã phục hồi.

Hiệp định được đưa ra chỉ vài tuần trước khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống Mỹ. Đội ngũ của ông đã bày tỏ lo ngại về việc EU xích lại gần Bắc Kinh và thúc giục Brussels tham luận với Washington. Trong khi EU có cách tiếp cận mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc, Trump đã tiến hành cuộc chiến thương mại.

EU khẳng định hiệp định đầu tư với Trung Quốc sẽ không cản trở mối quan hệ của họ với chính quyền mới của Mỹ và nói rằng nó một phần phù hợp với thỏa thuận thương mại "giai đoạn một" mà Trump đã ký với Bắc Kinh vào tháng 01/2021.

51Vote
41Vote
30Vote
21Vote
11Vote
34
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).