Trung Quốc Ngăn Chặn Nhóm Chuyên Gia WHO Đến Vũ Hán

05 Tháng Giêng 202111:00 CH(Xem: 4163)
Trung Quốc Ngăn Chặn Nhóm Chuyên Gia WHO Đến Vũ Hán
Trung Quốc Ngăn Chặn Nhóm Chuyên Gia WHO Đến Vũ Hán

Khi Đoàn chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chuẩn bị tới thành phố Vũ Hán để điều tra nguồn gốc của Covid-19, Bắc Kinh đã tăng cường nỗ lực không chỉ để ngăn chặn các đợt bùng phát mới mà còn định hình câu chuyện về thời gian và địa điểm bắt đầu đại dịch.

 

Trung Quốc đã bác bỏ những lời chỉ trích về việc xử lý sớm đại dịch Covid-19, lần đầu tiên được xác định ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019 và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh hôm thứ Hai (04/01/2021) cho biết Bắc Kinh sẽ hoan nghênh nhóm chuyên gia của WHO.

 

Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị âm ỉ, Trung Quốc tuyên bố sẽ không cấp visa cho nhóm chuyên gia của WHO đến Vũ Hán điều tra nguồn gốc Covid-19, dù một số thành viên đã lên đường.

 

Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO, cho biết nhóm điều tra, gồm chuyên gia tới từ nhiều nước, đã làm việc rất chặt chẽ với các đồng nghiệp Trung Quốc về kế hoạch của chuyến đi. Ông nói: "Tất cả chúng tôi đều hiểu rằng nhóm sẽ bắt đầu triển khai hoạt động vào hôm nay (05/01/2021)”.

 

Tuy nhiên, khi hai thành viên ở xa đã lên đường, nhóm điều tra nhận được thông tin visa của họ không được giới chức Trung Quốc phê duyệt. Một người đã quay lại, còn người kia vẫn đang quá cảnh ở nước thứ ba.

 

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ thất vọng trước thông tin trên và cho hay đã kêu gọi Trung Quốc để nhóm chuyên gia nhập cảnh. Ông Tedros nói: "Tôi rất thất vọng với thông tin bất ngờ, khi hai thành viên đã bắt đầu chuyến đi và những người khác không thể lên đường vào phút chót. Nhưng tôi đã liên lạc với các quan chức cấp cao Trung Quốc. Và tôi một lần nữa làm rõ rằng nhiệm vụ là ưu tiên của WHO và nhóm điều tra quốc tế".

 

WHO đã nỗ lực gửi các chuyên gia quốc tế từ một số nước đến Trung Quốc từ nhiều tháng qua. Họ bắt đầu bàn bạc với giới chức Trung Quốc từ hồi tháng 07/2020. Các nhà khoa học từ lâu khẳng định cần phải tìm ra cách thức Covid-19 lây truyền từ động vật sang người như thế nào.

 

Nhóm chuyên gia hy vọng việc Trung Quốc từ chối cho họ nhập cảnh "chỉ là một vấn đề hậu cần và quan liêu có thể được giải quyết rất nhanh chóng". Ông Ryan cho biết: "Điều này thật đáng buồn và như Tổng giám đốc đã nói, thật đáng thất vọng. Sự thất vọng đó đã được tiến sĩ Tedros bày tỏ rất rõ ràng với các đối tác của chúng tôi tại Trung Quốc. Chúng tôi tin tưởng rằng với sự thiện chí, chúng tôi có thể giải quyết những vấn đề này trong những giờ tới và triển khai nhóm nhanh nhất có thể"

 

Ilona Kickbusch, giám đốc sáng lập kiêm chủ tịch của Trung tâm Y tế Toàn cầu ở Geneva, cho rằng yếu tố địa chính trị đã cản trở các quốc gia hợp tác với nhau để đánh bại Covid-19 và tâm lý thù địch phát sinh có thể cản trở việc tìm hiểu đại dịch đã bắt đầu như thế nào. Bà nói: "Tôi nghĩ sẽ vô cùng khó khăn để có thể tìm ra nguồn gốc của virus, vì thời gian đã trôi qua rất lâu".

 

Bà chỉ ra rằng thế giới đã hợp tác với nhau để diệt trừ bệnh đậu mùa vào thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh. Ngay cả khi đại dịch SARS xuất hiện ở Trung Quốc từ năm 2002 đến 2003, phản ứng toàn cầu vẫn là hợp tác và thúc đẩy minh bạch hơn. Thời điểm đó, Bắc Kinh đã thừa nhận mình mắc sai lầm, tái cấu trúc Bộ Y tế và thành lập Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh. Các quốc gia khác đã loại bỏ nghi ngờ và kêu gọi hợp tác nhiều hơn.

 

Kickbusch giải thích: "SARS thực sự đã khiến Trung Quốc hiểu rằng họ cần được hòa nhập nhiều hơn nữa vào hệ thống toàn cầu. Đó là một thời kỳ cởi mở. Nhưng bây giờ, tất cả các bên đều có tư duy đóng cửa khá rõ ràng".

 

Trước cuộc khủng hoảng, căng thẳng địa chính trị đã ảnh hưởng đến nỗ lực ứng phó y tế toàn cầu, bà nói, chỉ ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã biến thành một "trò chơi đổ lỗi cho địa chính trị" khiến "cả thế giới phải gánh chịu hậu quả".

50Vote
41Vote
31Vote
21Vote
10Vote
33
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).