Sharp, công ty điện tử Nhật Bản, có kế hoạch yêu cầu sự giúp đỡ từ quỹ đầu tư hỗ trợ bởi chính phủ.
Sharp đang gặp khó khăn, công ty đã có một năm kinh doanh không thành công. Dự kiến khoản thua lỗ sẽ ở mức 30 tỷ Yên, thay vì lợi nhuận 30 tỷ Yên như những dự đoán trước đó, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính, vào ngày 31/03/2015.
Công ty đã công bố đang xem xét việc tách rời bộ phận sản xuất tấm nền LCD và tìm kiếm thêm tiền đầu tư từ Innovation Network Corp. of Japan (INCJ), công ty đầu tư của bộ Kinh Tế, Thương Mai, Công Nghiệp Nhật Bản chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử.
Trước đây, INCJ đã đầu tư vào Japan Display, công ty sản xuất tấm nền màn hình cho các thiết bị di động dưới sự hợp tác của Sony, Hitachi và Toshiba. Vào thời điểm năm 2012, Sharp đã từ chối gia nhập liên minh.
Tờ The Wall Street Journal cho biết tình hình kinh doanh hiện tại của Sharp không thật sự khả quan, công ty đang nợ khoảng 5 tỷ USD và tình hình doanh thu ở thị trường nội địa Nhật Bản khá u ám.
Không giống những công ty Nhật Bản khác, rất nhiều các sản phẩm nội địa của Sharp bán ở thị trường quê hương được sản xuất từ các nhà máy nước ngoài. Do đó, khi đồng Yên yếu đi sẽ làm giá bán tăng rất nhiều, giảm doanh thu của công ty.
Ngoài INCJ, rất có khả năng Foxconn cũng sẽ đầu tư vào Sharp. Vào năm 2012, Foxconn đã hợp tác với Sharp và đang chiếm 47% cổ phần một nhà máy của Sharp ở Nhật Bản. Thời điểm đó, Foxconn chiếm 10% cổ phần của Sharp, chưa rõ hiện con số là bao nhiêu. Sharp để ngỏ khả năng đầu tư nhưng mức giá mong muốn là từ 550 Yên cho mỗi cổ phần. Trong khi mức giá hiện đang là 231 Yên.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.