
Liên Minh Châu Âu sẽ tiến hành một cuộc thăm dò sâu rộng đối với các công ty công nghệ lớn như Google, Amazon và Facebook vào chiều thứ Tư (06/05/2015), sử dụng sức mạnh thị trường của họ để xem xét xem liệu có nên điều chỉnh các công ty chặt chẽ hơn.
Cuộc điều tra, bản chất chắc chắn sẽ tập trung chủ yếu vào các công ty Hoa Kỳ, diễn ra sau lời kêu gọi từ Pháp và Đức về quy định được gọi là “các nền tảng kỹ thuật số cần thiết”, bao gồm tất cả mọi thứ từ các website thương mại điện tử như eBay đến các công ty truyền thông xã hội.
Phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu – Andrus Ansip sẽ công bố “Chiến lược Thị trường Đơn Kỹ thuật số” của mình vào buổi trưa (6 a.m EDT) ở Brussels. Chiến lược sẽ hướng tới việc cải thiện các quy tắc về bản quyền, phá vỡ các rào cản để chuyển giao bưu kiện qua biên giới và đảm bảo các doanh nghiệp trực tuyến Châu Âu có thể cạnh tranh với các đối tác Hoa Kỳ lớn hơn.
Cuộc điều tra khác với cuộc điều tra chống độc quyền được Châu Âu tiến hành với Google vào năm 2010. Trong cuộc điều tra, Châu Âu sẽ không nhằm vào việc thực thi luật hiện hành thông qua các hình phạt.
Đúng hơn là Liên Minh Châu Âu sẽ xem xét xem liệu các nền tảng Internet có đủ minh bạch trong cách hiển thị các kết quả tìm kiếm hay không và liệu các nền tảng này quảng bá dịch vụ của mình để gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranh hay không.
Các chính trị gia và các doanh nghiệp trên khắp Châu Âu đang kiềm chế sức mạnh thị trường của các công ty công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ nhằm giúp nền công nghệ web non trẻ của Châu Âu cạnh tranh. Điều này đã dẫn đến các cáo buộc về chủ nghĩa bảo hộ từ Tổng thống Hoa Kỳ - Barack Obama.
Hiệp hội Công nghiệp Truyền thông và Máy tính (CCIA), bao gồm Google, Microsoft, eBay, Facebook và Amazon, cho biết ý tưởng về các nền tảng điều tiết là thiếu suy xét khi cho rằng các mảng kinh doanh từ tạp chí đến các website thương mại điện tử và xe hơi đang ngày càng trở thành các nền tảng kỹ thuật số.
Như là một phần trong chiến lược của mình, hôm thứ Tư (06/05/2015), Ủy Ban Châu Âu cũng sẽ công bố một “cải tổ đầy tham vọng”về quy định khối ngành viễn thông, sẽ diễn ra vào năm 2016. Cơ quan sẽ xem xét sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các dịch vụ như WhatsApp của Facebook và Skype của Microsoft, một quyết định sẽ nhận được sự ủng hộ từ ngành công nghiệp viễn thông.
Ủy Ban muốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong khối 28 quốc gia bằng cách dỡ bỏ các rào cản giữa các quốc gia trong thế giới trực tuyến như đã làm trong thực tế, thúc đẩy các doanh nghiệp bán hàng qua các biên giới.
Ủy Ban sẽ tìm cách kiểm soát chặc chẽ cái gọi là “geo-blocking”, theo đó các doanh nghiệp sẽ hạn chế việc truy cập vào các website dựa trên vị trí hoặc tái định tuyến khách hàng đến website địa phương có thể có những mức giá khác nhau.
Gửi ý kiến của bạn