Tòa Án Phúc Thẩm Phán Quyết Chương Trình Gián Điệp Điện Thoại Của NSA Là Bất Hợp Pháp

10 Tháng Năm 20156:00 CH(Xem: 9716)
Tòa Án Phúc Thẩm Phán Quyết Chương Trình Gián Điệp Điện Thoại Của NSA Là Bất Hợp Pháp
blank
Thượng tuần tháng 05/2015, một tòa án phúc thẩm liên bang đã đưa ra phán quyết rằng chương trình gián điệp của Hoa Kỳ tự động thu thập hồ sơ điện thoại của hàng triệu người dân nước này là bất hợp pháp. Đồng thời, phán quyết còn gây áp lực lên Quốc Hội để nhanh chóng quyết định liệu có nên thay thế hoặc kết thúc việc giám sát chống khủng bố gây tranh cãi này không.

Phán quyết về chương trình gián điệp được công bố bởi cựu nhà thầu an ninh chính phủ Adward Snowden. Tòa án Phúc Thẩm khu vực số 2 tại Manhattan cho biết Đạo Luật Yêu Nước đã không cho phép Cơ quan An ninh Quốc gia thu thập số lượng lớn hồ sơ cuộc gọi điện thoại của người dân Hoa Kỳ.

Thẩm phán hạt Gerard Lynch viết trong một bản báo cáo ba thẩm phán rằng Khoản 215, đề cập đến khả năng của FBI trong việc thu thập các hồ sơ kinh doanh, có thể không được hiểu là cho phép NSA thu thập một số lượng lớn các hồ sơ điện thoại, trái ngược với các tuyên bố của chính quyền Obama và Bush.

Lynch cho biết việc phát triển mở rộng các khi lưu trữ hồ sơ cá nhân trước đây như vậy là một sự thắt chặt chưa từng thấy về các kỳ vọng riêng tư của toàn bộ người dân Hoa Kỳ. Đồng thời, ông cũng bày tỏ mong chờ một quyết định quan trọng để giải quyết những tranh luận.

Tòa án Phúc Thẩm cũng không loại trừ khả năng liệu việc giám sát có vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ hay không.

Tòa án cũng phủ nhận việc ngừng chương trình gián điệp, lưu ý rằng một số phần của Đạo Luật Yêu Nước bao gồm Khoản 215 sẽ hết hạn vào ngày 01/06/2015.

Lynch cho biết tòa án đã “thận trọng” trong việc cung cấp cho Quốc Hội một cơ hội để quyết định những gì được cho phép giám sát, đưa ra các lợi ích an ninh quốc gia đang bị đe dọa.

Sau các vụ tấn công vào ngày 11/09/2001, Đạo Luật Yêu Nước đã cung cấp cho Chính Phủ các công cụ mở rộng để điều tra chủ nghĩa khủng bố.

Phán quyết mới của tòa án phúc thẩm đã làm mất hiệu lực một phán quyết vào tháng 12/2013 của thẩm phán quận Hoa Kỳ tại Manhattan - William Pauley cho rằng chương trình gián điệp của NSA là hợp pháp. Tòa án phúc thẩm đã gửi vụ kiện lại để ông xem xét thêm.

Snowden, một cựu nhà thầu của NSA đang sống như một kẻ chạy trốn ở Nga, hồi tháng 06/2013 đã tiết lộ bộ sưu tập “số lượng lớn siêu dữ liệu điện thoại” của cơ quan. Những dữ liệu này bao gồm thời hạn và sự hiện hữu của các cuộc gọi được thực hiện, nhưng không phải là nội dung của các cuộc hội thoại.

Cũng trong ngày đưa ra phán quyết mới, Tổng chưởng lý Hoa Kỳ - Loretta Lynch tại một buổi điều trần về ngân sách Thượng viện cho biết rằng bộ sưu tập dữ liệu của NSA là “công cụ quan trọng trong kho vũ khí an ninh quốc gia”, và bà cũng không nhận biết được các vi phạm về quyền riêng tư trong chương trình gián điệp hiện tại của NSA.

Hiện tại, Snowden vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận gì về vụ vi phạm.

Tòa án Phúc thẩm khu vực số 2 là tòa án phúc thẩm liên bang đầu tiên đưa ra phán quyết về sự hợp pháp của chương trình gián điệp NSA. Các toàn án phúc thẩm liên bang ở Washington D.C và California cũng đang cân nhắc vấn đề này.

Trong khi đó, Chính phủ có thể sẽ kháng cáo quyết định hôm thứ Năm (07/05/2015), có khả năng chính phủ sẽ chờ đợi Quốc Hội.

Nếu Quốc Hội sửa đổi chương trình NSA và sau đó tòa án có thể cần phải xem xét lại những gì đã phán quyết. Và nếu Quốc Hội tái căn cứ vào Khoản 215 của Đạo luật yêu nước, có thể vụ kiện sẽ tiếp tục và cuối cùng là cần đến phán quyết của Toà án Tối cao.

Scott Vernick, người đứng đầu việc thi hành bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư tại công ty luật Fox Rothschild tại Philadelphia, cho biết rằng Quốc hội có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đạt được một sự đồng thuận nhất định về quyền riêng tư trong chương trình gián điệp.

Ned Price, một phát ngôn viên cho Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng cho biết tổng thống Barack Obama muốn kết thúc chương trình NSA, và được khuyến khích bởi “những tiến triển tốt” trong việc tìm một giải pháp thay thế bảo tồn “các khả năng cần thiết” của chương trình.

Trong tuần đầu tiên của tháng 05/2015, Ủy Ban Tư pháp Hạ Viện đã bỏ phiếu 25-2 để kết thúc bộ sưu tập số lượng lớn dữ liệu điện thoại thông qua Đạo luật Tự do Hoa Kỳ. Dự luật này được dự kiến thông qua, và Nhà Trắng đã bày tỏ sẽ hỗ trợ cho nó.

Trong khi một dự luật lưỡng đảng tương tự đang chờ giải quyết tại Thượng viện. người lãnh đạo đa số tại Thượng viên – Mitch McConnell và chủ tịch Ủy Ban Tình báo – Richard Burr và cả Đảng Cộng Hòa, đã đề xuất mở rộng Khoản 2015 và các phần khác của Đạo Luật Yêu Nước cho đến năm 2020.

Harry Reid, lãnh đạo thiểu số Thượng viện và đảng Dân chủ của tiểu bang Nevada, đã bác bỏ việc thay đổi, gọi đó là “đỉnh cao của việc vô trách nhiệm nhằm mở rộng những quyền hạn gián điệp bất hợp pháp này khi Quốc hội có thể thông qua cải cách của cả hai đảng để thành luật thay thế”.

Chương trình hiện tại của NSA đã nhiều lần được chấp thuận trong bí mật bởi một tòa án An ninh Quốc gia được thành lập thông qua Đạo luật Giám sát Tình Báo Nước Ngoài ra đời vào năm 1978

Thượng nghị sĩ của đảng Cộng Hòa bang Kentucky - Rand Paul cho rằng hồ sơ điện thoại của công dân tuân thủ đúng pháp luật không phải việc của NSA, trong khi Thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân Chủ bang Vermont – Bernie Sanders cho rằng NSA đã vượt ngoài tầm kiểm soát và cơ quan đã hoạt động theo cách thức trái với hiến pháp.

Trong việc ủng hộ chương trình của NSA vào năm 2013, thẩm phán quận Pauley đã gọi đó là “cú đấm phản lại” của chính phủ trong việc chống khủng bố tại nước nhà và nước ngoài.

Pauley đã đưa ra phán quyết 11 ngày sau khi Thẩm phán quận Hoa Kỳ tại Washington D.C – Richard Leon cho rằng chương trình “gần như Orwellian” có thể vi phạm các giới hạn của Tu chính án thứ tư (Fourth Amendment) trên các tìm kiếm không được cho phép.

Leon đã ban hành một lệnh ngăn chặn chương trình những vẫn giữ lại nó để chờ đợi kháng cáo.

Trong khi Tòa án Phúc thẩm Khu vực 02 không giải quyết được các vấn đề của Tu chính án thứ tư, thẩm phán Lynch đã lưu ý rằng các quan ngại về hiến pháp nghiêm trọng hơn phạm vi mà công nghệ hiện đại thay đổi các kỳ vọng của mọi người về quyền riêng tư.
53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).