Những chiếc tai nghe được sử dụng trong các hệ thống âm nhạc cá nhân có thể sẽ làm tổn hại vĩnh viễn đến thính giác của người dùng, đặc biệt là giới trẻ. Hiện tượng nghe kém ở thanh thiếu niên hiện nay cao hơn 30% so với thế hệ những năm 1980 và 1990.

Theo một nghiên cứu của ông Sreekant Cherukuri, chuyên gia tai mũi họng ở Mỹ, các máy nghe nhạc iPod, smartphone và tai nghe đang gây gây nên tình trạng bệnh mất thính giác, nhất là trong giới trẻ. TheoSreekant, những chiếc tai nghe earbuds/in-ear phát ra âm thanh quá sát màng nhĩ với âm lượng tối đa lên đến 9 decibel.

Theo một báo cáo từ tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), năm 2015 có khoảng 1.1 tỷ thanh thiếu niên đang phải đối mặt với nguy cơ mất đi thính lực do tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị âm thanh từ tai nghe, loa và những nguồn âm thanh gây gại khác ở trong bar, vũ trường...
Dữ liệu cho thấy gần 50% thanh niên và người trưởng thành từ 12 đến 35 tuổi, tiếp xúc với âm thanh gây hại từ các thiết bị điện tử, trong khi 40% bị ảnh hưởng từ nguồn âm thanh lớn tại các địa điểm giải trí.
WHO cũng khuyến cáo mức độ an toàn của âm thanh nên dưới 85dB trong 8 giờ, hoặc 100 dB trong 15 phút. Thậm chí, Viện Y Tế Quốc Gia cũng công nhận rằng việc tiếp xúc với âm thanh trên 85 dB thường xuyên cũng có thể làm mất đi thính lực.
Nicole RAIA, một chuyên gia thính học lâm sàng tại University Hospital ở Newark, New Jersey, cho biết chứng ù tai hiện đã xuất hiện nhiều hơn ở giới trẻ, một dấu hiệu sớm của mất đi thính lực.
Để bảo vệ thính giác, các chuyên gia khuyên mọi người nên áp dụng quy tắc 60/60: Nghe nhạc với mức âm lượng dưới 60% so với mức tối đa và không kéo dài quá 60 phút mỗi ngày. Hiện các nước châu Âu đã bắt buộc các nhà sản xuất phải đặt giới hạn an toàn là 85 dB, và cảnh báo cho người dùng khi mở âm lượng quá lớn. Pháp cũng đã có luật giới hạn các thiết bị âm thanh di động không được vượt quá ngưỡng 100 dB.

Theo một nghiên cứu của ông Sreekant Cherukuri, chuyên gia tai mũi họng ở Mỹ, các máy nghe nhạc iPod, smartphone và tai nghe đang gây gây nên tình trạng bệnh mất thính giác, nhất là trong giới trẻ. TheoSreekant, những chiếc tai nghe earbuds/in-ear phát ra âm thanh quá sát màng nhĩ với âm lượng tối đa lên đến 9 decibel.

Theo một báo cáo từ tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), năm 2015 có khoảng 1.1 tỷ thanh thiếu niên đang phải đối mặt với nguy cơ mất đi thính lực do tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị âm thanh từ tai nghe, loa và những nguồn âm thanh gây gại khác ở trong bar, vũ trường...
Dữ liệu cho thấy gần 50% thanh niên và người trưởng thành từ 12 đến 35 tuổi, tiếp xúc với âm thanh gây hại từ các thiết bị điện tử, trong khi 40% bị ảnh hưởng từ nguồn âm thanh lớn tại các địa điểm giải trí.
WHO cũng khuyến cáo mức độ an toàn của âm thanh nên dưới 85dB trong 8 giờ, hoặc 100 dB trong 15 phút. Thậm chí, Viện Y Tế Quốc Gia cũng công nhận rằng việc tiếp xúc với âm thanh trên 85 dB thường xuyên cũng có thể làm mất đi thính lực.
Nicole RAIA, một chuyên gia thính học lâm sàng tại University Hospital ở Newark, New Jersey, cho biết chứng ù tai hiện đã xuất hiện nhiều hơn ở giới trẻ, một dấu hiệu sớm của mất đi thính lực.
Để bảo vệ thính giác, các chuyên gia khuyên mọi người nên áp dụng quy tắc 60/60: Nghe nhạc với mức âm lượng dưới 60% so với mức tối đa và không kéo dài quá 60 phút mỗi ngày. Hiện các nước châu Âu đã bắt buộc các nhà sản xuất phải đặt giới hạn an toàn là 85 dB, và cảnh báo cho người dùng khi mở âm lượng quá lớn. Pháp cũng đã có luật giới hạn các thiết bị âm thanh di động không được vượt quá ngưỡng 100 dB.
Gửi ý kiến của bạn