Tháng 06/2015, một quan chức cấp cao của Sony cho biết công ty đang hướng đến mục tiêu đa dạng hóa cơ sở khách hàng của mình trong mảng kinh doanh cảm biến hình ảnh, bên cạnh khách hàng hàng đầu là Apple Inc. Công ty hy vọng các đơn đặt hàng từ nhà sản xuất iPhone sẽ giúp Sony tăng doanh số bán hàng lên 20% trong năm tài chính 2015.
Lĩnh vực cảm biến đã trở thành một trong những sản phẩm mạnh nhất của Sony trong những năm gần đây, trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh TV và di động đang gặp khó khăn.
Trong khi đã bị tuột lại phía sau Apple và Samsung Electronics Co Ltd trong mảng kinh doanh smartphone, thì mảng kinh doanh cảm biến hình ảnh của Sony lại được sử dụng trong các thiết bị cẩm tay của các đối thủ.
Tomoyuki Suzuki, người đứng đầu mảng kinh doanh giải pháp thiết bị của Sony, bao gồm cả mảng cảm biến hình ảnh – chip giúp chuyển đổi các hình ảnh quang học sang các tín hiệu điện tử - cho biết ông dự kiến doanh số bán hàng mảng cảm biến hình ảnh sẽ tăng khoảng 100 tỷ Yen (804 triệu USD) lên 550 tỷ trong năm tài chính 2015.
Mức tăng trưởng này có thể thấp hơn mức tăng trưởng 40% vào năm 2014. Tuy nhiên, Suzuki cho biết Sony đang phải cố gắng để theo kịp mức tăng trưởng, phát triển thế mạnh trong lĩnh vực được xem là rất quan trọng để có thể thay đổi hoàn toàn công ty.
Suzuki đã thăng chức thành phó chủ tịch điều hành vào tháng 04/2015, cho thấy sự nhận thức của Sony về vai trò của mảng kinh doanh cảm biến.
Dù Sony không tiết lộ danh sách khách hàng của mình, Apple vẫn được biết đến là khách hàng hàng đầu, tiếp đến là Samsung, đã chuyển sang trang bị các cảm biến của Sony cho siêu phẩm Galaxy S6, sau khi sử dụng cảm biến của mình cho Galaxy S5.
Suzuki cho biết công ty muốn có được nhiều khách hàng hơn. Đồng thời, ông cũng cho biết khi gia nhập vào mảng kinh doanh bán dẫn, nếu không tận dụng được khả năng sản xuất sẽ nhanh chóng mất đi lợi nhuận. Vì vậy, nếu muốn tránh được sự biến động, điều quan trọng là phải có được sự cân bằng tốt đối với một số khách hàng.
Theo Suzuki, điểm mạnh của Sony trong lĩnh vực cảm biến là nhờ vào 30 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ hình ảnh, ban đầu chủ yếu áp dụng cho các camera quay video của công ty.
Chuyên môn của công ty trong việc tạo ra các cảm biến hình ảnh mang lại cho các smartphone hình ảnh chất lượng cao trong điều kiện thiếu ánh sáng, đã một phần giúp Sony chống lại các đối thủ cạnh tranh. Công nghệ này có thể mang lại cho Sony một lợi thế khi mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh cảm biến dành cho các sản phẩm liên quan đến xe hơi.
Suzuki đã dành hầu hết sự nghiệp của mình cho các công nghệ liên quan đến thiết bị bán dẫn, kể từ khi ông gia nhập Sony vào năm 1979.
Giám đốc điều hành Kazuo Hirai đang cố gắng thúc đẩy các mảng kinh doanh của Sony trở nên độc lập hơn, và có trách nhiệm với hoạt động tài chính của công ty. Về phía mình, Suzuki cho biết ông không nghĩ rằng công ty sẽ chỉ tập trung vào các sản phẩm riêng biệt như các cảm biến hình ảnh, bởi Sony không phải là một công ty bán dẫn.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.