Thị Trường Smartphone Toàn Cầu: Một Con Số Nhỏ Cũng Có Thể Tạo Ra Những Rắc Rối Nghiêm Trọng!

16 Tháng Sáu 201510:00 CH(Xem: 10556)
Thị Trường Smartphone Toàn Cầu: Một Con Số Nhỏ Cũng Có Thể Tạo Ra Những Rắc Rối Nghiêm Trọng!
blank
Từ năm 1997, Steve Jobs đã học được điều mà HTC đang phải đối mặt trong năm 2015: quá nhiều sản phẩm tồn kho sẽ trở thành một vấn đề lớn!

Đằng sau bản báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp và sâu bên trong bảng cân đối kế toán, luôn là một con số có thể nói lên nhiều điều về tình hình một hãng sản xuất điện thoại di động.

Trong cuộc cạnh tranh smartphone toàn cầu, đã – đang – và luôn diễn ra khắc nghiệt, các thương hiệu thường được đánh giá dựa trên thị phần, doanh thu, lợi nhuận và quảng cáo có hiệu quả hay không. Tuy nhiên, có một loại mặt hàng gọi là hàng thành phẩm tồn kho, đây là yếu tố luôn có liên quan mật thiết với lợi nhuận của công ty.

Công ty điện thoại di động gần đây nhất có sản phẩm chất đống trong nhà kho là HTC. Cổ phiếu của công ty đã rơi xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ vào ngày 05/06/2015, sau khi tuyên bố giảm doanh thu tới 93 triệu USD. Mặc dù đã phục hồi một phần thiệt hại, nhưng sự suy giảm có thể khiến HTC trở thành một mục tiêu "thôn tính" béo bở cho các công ty khác.

Hàng tồn kho của HTC đã lên đến mức cao kỷ lục, chiếm 2.35% tổng tài sản ở cuối quý đầu năm 2015. Trong thời kỳ hoàng kim, con số hiếm khi chạm mức 1%.

Chuyên gia phân tích John Butler của Bloomberg Intelligence cho biết: “Mức gia tăng hàng tồn kho có thể là dấu hiệu cho thấy chiếc điện thoại cao cấp mới nhất HTC M9 không đạt được mức bán như dự kiến. Chiếc smartphone flagship đã nhận được một số đánh giá khá tiêu cực từ các chuyên gia công nghệ, và không thể cạnh tranh với các dòng điện thoại đa tính năng trên thị trường như Galaxy S6 của Samsung hay iPhone 6iPhone 6 Plus của Apple”

Hàng tồn kho thường được chia thành 3 loại: loại thô, loại sản phẩm chưa hoàn thành và loại đã hoàn thành. Sự phân biệt giữa các thể loại là rất quan trọng. Có hàng tấn vật liệu hay sản phẩm chưa hoàn thành không hẳn là vấn đề lớn. Vật liệu thô có thể dùng để chế tạo sản phẩm khác, thậm chí một chiếc điện thoại hoàn chỉnh không bán được vẫn có thể dễ dàng tháo ra để lắp ráp thành sản phẩm khác.

Tuy nhiên, để hàng hóa ứ đọng không bán được lại là một vấn đề nghiêm trọng trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng. Khi chiếc smartphone được lắp ráp và rời dây chuyền sản xuất, thời gian bắt đầu được tính. Trong thời đại công nghệ phát triển với nhịp độ cao, các thiết bị tiêu dùng rất nhanh bị lỗi thời, khiến cho cơ hội bán hàng giảm đi từng ngày, vì các sản phẩm mới sẽ liên tục ra mắt thị trường.

Khi quay lại Apple vào năm 1997, Steve Jobs đã đã thấy hàng tồn kho đạt mức 7.7% tổng tài sản. Đó chính là khi Apple đang đứng bên bờ vực phá sản. Steve Jobs đã phải thuê một chuyên gia từ IMB, tên là Tim Cook, để giải quyết vấn đề. Một năm sau, vào tháng 06/1998, con số đã giảm xuống 1.7% và chưa từng vượt qua mức 0.9% trong nhiều năm qua.

blank
Khi Motorola vấp phải vấn đề tương tự vào cuối năm 2008, hàng tồn kho của hãng chạm mốc 6.1%. Cùng quý đó, công ty công bố mức thiệt hại kỷ lục 3.6 tỷ USD, đột ngột chính sách sa thải nhân viên với quy mô lớn, đánh dấu chấm hết cho công ty sau 80 năm hoạt động.

Thực tế, hàng tồn kho nhiều không phải lúc nào cũng là dấu hiệu xấu. Với Nokia, con số đã lên tới 14% vào năm 1995. Sau đó, nó mở ra một thập kỷ bùng nổ doanh số bán hàng, khiến Nokia trở thành hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, với tình hình HTC ở năm 2015, rất khó để nhìn thấy tiềm năng nào cho một sự tăng trưởng bùng nổ, khiến con số hàng tồn kho của hãng trở thành một dấu hiệu nguy hiểm cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh tình trạng hàng dự trữ quá nhiều, công suất sản xuất thấp cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Khoảng năm 2012, Qualcomm đã yêu cầu các hãng sản xuất smartphone lùi việc ra mắt các sản phẩm mới vì thiếu chip cài đặt. HTC đã từng phải đối mặt với việc thiếu nguyên liệu vào năm 2011, khi công ty đang đứng đầu về lượng tiêu thụ ở thị trường Mỹ. Vì vậy, công ty đã ký nhiều hợp đồng cung cấp dài hạn để đảm bảo nguồn cung và giá cả hợp lý. Oái oăm thay, ghi giảm doanh thu của HTC vào tháng 06/2015 lại chính là câu trả lời cho những hợp đồng được ký vào năm 2011. Hiển nhiên, chẳng có hợp đồng nào dành cho các sản phẩm chưa hoàn thành.
57Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
4.68
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).