Một thời gian ngắn sau khi Lars Rasmussen về làm việc cho Facebook, kể từ khi rời khỏi Google vào tháng 12/2010, các đồng nghiệp, đồng nghiệp cũ và những người quen biết ông đều đặt ra cho ông một câu hỏi chung: sự khác nhau khi làm việc tại hai công ty là gì?
Hai năm sau khi cuộc chuyển dịch của hàng loạt nhân viên từ Google sang Facebook, các kỹ sư vẫn còn thăm dò lời khuyên của Rasmussen cho quyết định cuối cùng về công ty mà họ sẽ làm việc.
Gần đây, khi trang Business Insider phỏng vấn Rasmussen về việc rời Facebook vào tháng 06/2015 để làm việc cho một công ty âm nhạc tương tác khởi nghiệp, câu hỏi tương tự về sự khác nhau giữa hai nơi mà ông từng làm việc cũng đã được đặt ra.
Rasmussen đã có hơn 6 năm làm việc tại Google - sau khi công ty mua lại công ty lập bản đồ Where2 Technologies của ông vào năm 2004 - và ông cũng đã làm việc tại Facebook gần 5 năm.
Ông cho biết sự khác biệt lớn nhất mà ông gặp phải, khi lần đầu gia nhập Facebook, là sự khác biệt về tầm quan trọng khi so sánh giữa kỹ sư và thiết kế. Ở Google, các kỹ sư có tầm ảnh hưởng hơn, nhưng tại Facebook thì ngược lại.
Google có truyền thống đặt trọng tâm ưu tiên cho dữ liệu trong mỗi quyết định của mình. Công ty từng được biết đến về thử nghiệm 42 sắc thái của màu xanh dương cho các siêu liên kết chữ ký, nhưng không phải để tìm ra sắc thái nào tốt nhất, mà để khuyến khích nhiều người nhấp vào. Phần thiết kế hấp dẫn lại không được quan tâm nhiều.
Trong khi đó, Facebook cũng có các thử nghiệm và thu thập dữ liệu của riêng mình. Tuy nhiên, sản phẩm thường mở đường và khoa học sẽ theo sau hỗ trợ, trong khi tại Google, các nghiên cứu lại bị biến thành sản phẩm.
Facebook sử dụng thuật ngữ “hacker” để mô tả văn hóa của công ty. Rasmussen cho biết thêm rằng, cả hai công ty đều đã và đang cố gắng phát triển theo xu hướng của bên còn lại.
Có vẻ điều Rasmussen nói là đúng. Sau khi Larry Page ngồi vào ghế CEO tại Google vào năm 2011, ông đã đưa ra một công bố làm chùn lại suy nghĩ của nhiều nhân viên.
Page, người từng thúc đẩy ý tưởng ưu tiên thiết kế chính của Google là tốc độ, đã nói với các nhân viên rằng, Google sẽ bắt đầu tập trung vào trải nghiệm người dùng, và làm cho chất lượng sản phẩm tốt hơn.
Trong khi đó, Facebook lại đặt trọng tâm nỗ lực vào trí thông minh nhân tạo kể từ tháng 12/2013, khi công ty thành lập một đội ngũ nghiên cứu chuyên dụng, và đã mở một phòng thí nghiệm mới tại Paris vào đầu tháng 06/2015.
Tuy nhiên, Rasmussen cho biết sự khác biệt lớn nhất giữa Google và Facebook lại không gắn với các giá trị của cả hai, mà nằm ở thời điểm lịch sử họ xuất hiện.
Cả Google và Facebook đều được xem là “một trong những công ty công nghệ cao quan trọng của thập kỷ”. Nhưng mỗi công ty lại có một thập kỷ riêng của mình. Nếu như Google thống trị vào những năm 2000, thì Facebook bắt đầu lên ngôi kể từ năm 2010.
Theo Rasmussen, Google đang trong giai đoạn lịch sử của mình. Công ty đang và sẽ tạo ra những đổi mới, những thay đổi quan trọng trong các mảng kinh doanh quảng cáo và tìm kiếm. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, xu hướng xã hội và di động lại đang được chú trọng và phổ biến. Facebook và Apple đều đang dẫn đầu cho xu hướng đó.
- Từ khóa :
- ,
- ,
- Lars Rasmussen
Gửi ý kiến của bạn