Đã Đến Lúc Nhật Bản Thôi Nuông Chiều Thái Quá Những Công Ty Zombie

01 Tháng Hai 20167:00 CH(Xem: 7754)
Đã Đến Lúc Nhật Bản Thôi Nuông Chiều Thái Quá Những Công Ty Zombie
blank
Tháng 01/2016, Sharp đã nhận được gói cứu trợ trị giá 1.7 tỷ USD từ chính phủ Nhật Bản. Đây là một ví dụ điển hình của những công ty zombie (xác sống) được cho là đã nhận được sự “nuông chiều” thái quá của chính phủ Nhật Bản.

Thử tưởng tượng về một thanh niên Nhật Bản 26 tuổi, có tham vọng và ước mơ lớn. Anh ta tốt nghiệp từ đại học Waseda – ngôi trường tư nổi tiếng ở Nhật Bản với tấm bằng kỹ sư điện tử.

Anh ta cùng những người bạn thân trong lớp từng ngồi trong phòng, cùng xem những bộ phim trên chiếc TV LCD được sản xuất bởi Sharp – top 10 nhà sản xuất TV LCD lớn nhất thế giới. Và sau đó, anh đã nảy ra một vài ý tưởng cải tiến chiếc TV này.

Sau khi tốt nghiệp và đi làm 4 năm tại phòng nghiên cứu của một nhà sản xuất màn hình LCD, chắc chắn rằng mình đã tìm ra cách sản xuất một loại màn hình LCD có giá rẻ hơn với chất lượng tốt hơn. Anh cũng tin rằng mình có thể bán những chiếc TV này ra thị trường hiệu quả hơn, thu hút những người trẻ tuổi bởi thiết kế đẹp.

Tuy nhiên, thay vì đưa ý tưởng mới tới cấp lãnh đạo cao hơn tại tập đoàn đang làm việc, anh ta lại quyết định bỏ việc và khởi nghiệp kinh doanh cùng những người bạn. Anh tin rằng mình có thể đánh bại được những tập đoàn khổng lồ ì ạch, đang gặp khó khăn như Sharp.

Mọi thứ diễn ra tốt đẹp trong khoảng 2 năm đầu. Đối thủ cạnh tranh chính là tập đoàn Sharp đang gặp khó khăn tới mức phải khuyến khích nhân viên mua sản phẩm của chính công ty. Dù phải nỗ lực xoay sở để huy động vốn và chịu những khoản vay ngân hàng với lãi suất cao nhưng tốc độ tăng trưởng chóng mặt của công ty khiến anh ta tin tưởng có thể chống đỡ được.

Sau đó, vào một ngày, tháng 05/2015, anh đọc được tin tức nói rằng Sharp đã nhận được gói cứu trợ của 2 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mizuho và Tokyo Mitsubishi - những ngân hàng được chính phủ đứng sau. Có nghĩa là Sharp đã gián tiếp nhận được sự giúp đỡ từ chính phủ.

Trường hợp giống như Sharp kể trên được cho là ví dụ điển hình cho khái niệm những “Công ty Zombie” – vấn đề mà các chuyên gia phân tích đã chỉ trích từ nhiều thập kỷ. Với những khoản vay ngân hàng với lãi suất thấp, Sharp có thể bán TV ở mức giá siêu rẻ, thậm chí không có lợi nhuận nhưng lại ăn mòn biên lợi nhuận của công ty khác.

Dẫu vậy, chàng doanh nhân 26 tuổi vẫn tiếp tục kiên trì.

Gói cứu trợ của ngân hàng không hề giúp ích cho việc cải thiện chiến lược hoạt động của Sharp – mà các nhà quản lý của công ty cố gắng “cầm chừng” và duy trì lâu nhất có thể. Cuối cùng, anh ta nghĩ rằng Sharp sẽ sớm rút khỏi thị trường, bớt đi 1 đối thủ cạnh tranh và sản phẩm cũng như quy trình sản xuất cải tiến của anh sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn.

Đáng tiếc, tháng 01/2016, chính phủ Nhật Bản trực tiếp tham gia vào “cuộc giải cứu” Sharp. Tập đoàn The Innovation Network của Nhật Bản (INCJ) đã tung ra gói cứu trợ trị giá 200 tỷ Yên (khoảng 1.7 tỷ USD) cho Sharp.


INCJ là một tập đoàn được hỗ trợ bởi chính phủ Nhật Bản, đã ra tay giúp mảng kinh doanh LCD đang gặp khó khăn của Sharp tiếp tục tồn tại và sáp nhập nó với một đối thủ cạnh tranh khác, là Japan Display – một tập đoàn lớn của Nhật.

Đối mặt với tình hình này, rất khó để những công ty khởi nghiệp như của chàng trai 26 tuổi kể trên tồn tại trên thị trường. Không những không thể hy vọng có được những gói cứu trợ khổng lồ như vậy, các doanh nghiệp start-up cũng chỉ thuê số lượng nhân viên khoảng 100 người, trong khi Sharp có tới 50,000 nhân viên.

Cuối cùng, chàng trai 26 tuổi buộc phải đóng cửa công ty khởi nghiệp, và chuyển tới thung lũng Silicon, theo sau bước chân của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khác. Câu chuyện về chàng trai doanh nhân 26 tuổi đã được hư cấu dựa trên một số tình tiết có thật. Gói cứu trợ dành cho Sharp – đầu tiên là từ các ngân hàng và sau đó là chính phủ đều là sự thật.

Có thể thấy, chính phủ Nhật Bản đang cố gắng cứu vãn những công ty điện tử khổng lồ đang gặp khó khăn. Điều đó khiến thị trường tràn ngập những sản phẩm điện tử của Sharp với các mức giá rẻ, từ điện thoại di động, pin năng lượng mặt trời, điều hòa nhiệt độ, máy in, cho đến lò vi sóng...

Hệ quả là, những doanh nhân đang nỗ lực sử dụng thị trường Nhật Bản như một bước đệm cho những sản phẩm và quy trình cải tiến của mình đang gặp sự cản trở của những “công ty Zombie”. Thực tế, nhiều doanh nhân Nhật Bản đã thấy rõ được tình huống và không còn hứng thú với việc khởi nghiệp từ đây.

Các chuyên gia kinh tế cũng tranh cãi về vấn đề này trong nhiều năm. Đa số các ý kiến đều đồng tình với quan điểm rằng quá nhiều các công ty zombie sẽ ăn mòn lợi nhuận của những doanh nghiệp đang phát triển tốt khác, đình trệ quá trình tạo ra việc làm và giảm năng suất.

Trong một bài viết hồi năm 2009, Mariassunta Giannetti và Andrei Simonov đã nhận ra rằng những gói cứu trợ của chính phủ Nhật Bản thông qua các ngân hàng lớn đã khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Điều đáng nói là, những chỉ trích được đưa ra trước cả khi INCJ hay những quỹ cứu trợ khác của chính phủ Nhật Bản được thành lập. Chính phủ hy vọng INCJ và những tổ chức như vậy sẽ áp dụng những điều kiện khắt khe hơn đối với các công ty nhận cứu trợ, nhưng không thể phủ nhận rằng đây là hành vi khuyến khích không tích cực. Rõ ràng, Nhật Bản không đành lòng để những tập đoàn hoạt động kém hiệu quả của họ chết.

Nếu muốn tạo ra tốc độ phát triển trong dài hạn, chính phủ cần giải quyết được vấn đề này. Những công ty trẻ không thể phát triển khi luôn bị ngáng đường bởi những công ty già cỗi, lỗi thời, và ì ạch như Sharp. Mà vòng quay gói cứu trợ của Nhật Bản phải chấm dứt, những doanh nhân như chàng doanh nhân 26 tuổi kể trên cần được cho phép thực hiện những sáng kiến mới mẻ, táo bạo của mình.
54Vote
42Vote
33Vote
21Vote
11Vote
3.611
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).