Apple Chống Lại Lệnh Buộc Bẻ Khóa iPhone Để Phục Vụ Điều Tra

19 Tháng Hai 20169:00 CH(Xem: 6944)
Apple Chống Lại Lệnh Buộc Bẻ Khóa iPhone Để Phục Vụ Điều Tra
blank
Trung tuần tháng 02/2016, thẩm phán Mỹ đã yêu cầu Apple giúp FBI mở khoá một chiếc iPhone đã được khoá mã. Apple đã tỏ ra cực kỳ giận dữ trước yêu cầu này. CEO Apple Tim Cook đã viết một bức thư dài, gửi đến toàn bộ người dùng Apple, gọi yêu cầu trên là “ngớ ngẩn” và “ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự do mà chính phủ đang cố bảo vệ”.

Vụ việc bắt nguồn từ vụ thảm sát tại San Bernardino, California, hồi tháng 12/2015, đã khiến 14 người thiệt mạng và 22 người bị thương. The Guardian cho biết, FBI đang cố gắng truy cập dữ liệu trên điện thoại của 1 trong 2 kẻ sát nhân nhằm tìm hiểu liệu chúng có liên quan với tổ chức IS hay không.

Syed Farook – chủ nhân của chiếc iPhone 5C – đã bị giết trong một vụ đọ súng khác. Chiếc iPhone 5C trở thành đầu mối quan trọng của vụ án, nhưng nó đã được mã hoá sử dụng phần mềm mặc định của Apple. Điều này có nghĩa là không ai có thể truy cập dữ liệu của iPhone nếu không có mật mã, thậm chí kể cả Apple hay FBI.

Sau đó, vụ việc đã được FBI đưa ra toà, yêu cầu Apple mở khoá chiếc iPhone 5C. Đồng thời cũng yêu cầu Apple tạo ra phần mềm có thể vượt qua mật mã của thiết bị, trước khi nó tự động xoá bỏ dữ liệu.

Apple đã rất giận dữ vì “sự lừa dối của chính phủ Mỹ”. Có thể thấy rằng FBI không chỉ đơn thuần muốn mở một cửa hậu (back door) trên iPhone theo ý nghĩa truyền thống, mà là sự mở cửa của Apple, cho phép giải mã dữ liệu trên thiết bị của hãng bất cứ khi nào.

Trong bức thư trên website chính thức của Apple, CEO Tim Cook cho biết, đây là một động thái vô cùng nguy hiểm: “FBI muốn chúng tôi tạo ra một phiên bản hệ điều hành iPhone mới, phá vỡ một số tính năng bảo mật quan trọng để có thể truy cập dữ liệu khi cần thiết. Nếu rơi vào tay kẻ xấu, nó có thể mở khoá bất cứ chiếc iPhone nào trong tay của bất kỳ ai”.

Tim Cook phân tích rằng: “Chính phủ cho biết công cụ này chỉ sử dụng một lần, trên một chiếc điện thoại. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Một khi được tạo ra, nó có thể được sử dụng nhiều lần, trên bất cứ thiết bị nào. Có thể hình dung nó giống như chiếc chìa khoá vạn năng, có thể mở hàng trăm triệu ổ khoá. Chúng tôi không có lý do nào để chấp nhận điều này. Chính phủ yêu cầu Apple hack chính người dùng của mình và phá bỏ những thành tựu về bảo mật trong hàng thập kỷ qua để bảo vệ khách hàng”.

CEO Apple cho biết thêm: “Chúng tôi tin rằng ý định của FBI là tốt. Tuy nhiên, sẽ là hoàn toàn sai khi chính phủ ép Apple phải mở cửa hậu trên các sản phẩm của hãng. E rằng yêu cầu này sẽ xâm phạm đến sự tự do mà chính phủ của chúng ta đang cố bảo vệ. Chúng tôi cảm thấy mình phải làm rõ sự lừa dối của chính phủ Mỹ”.

Theo yêu cầu của thẩm phán Mỹ, Apple có 5 ngày để chấp nhận yêu cầu của toà án. Tuy nhiên, với những lời lẽ và thái độ cứng rắn của CEO Tim Cook, dường như Apple đã thẳng thừng từ chối. Cuộc chiến pháp lý giữa Apple và FBI có thể sẽ còn kéo dài.
513Vote
40Vote
32Vote
20Vote
10Vote
4.715
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).