Trung tuần tháng 03/2016, trong bối cảnh cuộc chiến pháp lý về vấn đề bảo mật đang ngày càng leo thang giữa Apple và FBI chưa đi đến hồi kết, thì các nguồn tin đã tiếp tục cho biết WhatsApp cũng sắp phải ra hầu tòa vì không chấp nhận cung cấp biện pháp giải mã các tin nhắn của hãng.
Theo đó, vụ việc của WhatsApp không có liên quan đến khủng bố như của Apple, và hiện vẫn chưa rõ nó thuộc trường hợp nào. Bộ Tư Pháp Mỹ có vẻ như đang gặp rắc rối trong việc đọc trộm các tin nhắn được gửi qua WhatsApp, bởi tất cả các tin nhắn đó đều được mã hóa.
Hồi đầu tháng 03/2016, ở Brazil, một quan chức cấp cao của Facebook – chủ sở hữu WhatsApp – đã bị chính quyền nước này phạt tù vì không đồng ý hợp tác cung cấp thông tin liên quan đến một vụ buôn bán ma túy được ẩn giấu bên trong các tin nhắn WhatsApp. Được biết, khi được hỏi lý do câu trả lời duy nhất là: Chúng tôi chẳng thể cung cấp thông tin khi chúng tôi không nắm nó trong tay.
Còn ở Mỹ, điều trớ trêu của vụ việc là công nghệ mã hóa end-to-end trên WhatsApp (khiến cho chỉ có người nhận mới đọc được nội dung tin nhắn) đã được chính chính phủ đầu tư và phát triển với chi phí lên đến hàng triệu USD. Mục đích của công nghệ end-to-end nhằm giúp người dân các nước trao đổi thông tin mà không cần phải căng thẳng, lo sợ bị giám sát. Nhưng có vẻ như chính phủ lại đang gặp rắc rối với chính công nghệ mà mình đã đầu tư.
Hiện vẫn chưa có quá nhiều thông tin về vụ việc của WhatsApp được tiết lộ. Phía WhatsApp cũng chưa có phản hồi nào cho vụ việc trên. Các thông tin mới sẽ được cập nhật sớm nhất có thể.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.