EU Tiếp Tục Cáo Buộc Google Vi Phạm Luật Chống Độc Quyền

22 Tháng Tư 201612:00 SA(Xem: 5729)
EU Tiếp Tục Cáo Buộc Google Vi Phạm Luật Chống Độc Quyền
blank
Hạ tuần tháng 04/2016, Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục cáo buộc Google vi phạm luật cạnh tranh lành mạnh vì đã yêu cầu các nhà sản xuất phần cứng phải “cài sẵn Google Search và Chrome để có quyền truy cập đến những ứng dụng khác”, bao gồm cả Google Play Store.

Theo đó, EU cho rằng hành động này làm giảm tính cạnh tranh giữa Google với các bên cùng cung cấp dịch vụ nội dung số khác. Ngoài ra, đây còn là cách mà Google khiến cho công cụ tìm kiếm của hãng không bị cạnh tranh bởi các đối thủ khác.

Hiện EU chưa đưa ra án phạt cụ thể, nhưng chắc chắn con số sẽ rất lớn vì Google đã kiếm được rất nhiều tiền từ việc quảng cáo trên các ứng dụng Android. Nếu bị xác minh là có tội, Google có thể sẽ bị phạt đến 7.4 tỷ USD (khoảng 10% doanh thu năm 2015 của hãng) và bị buộc phải thay đổi cơ cấu hệ điều hành.

Ngoài Châu Âu, Google còn phải đối mặt với kiện tụng tương tự ở các quốc gia Ấn Độ, Brazil, Nga. Mỹ cũng đã mở cuộc điều tra từ năm 2013 nhưng đến năm 2016 vẫn chưa thể đưa ra kết luận chính thức.

Margrethe Vestager, thành viên ủy ban Cạnh tranh Châu Âu cho biết: “Môi trường cạnh tranh Internet đang ngày càng trở nên quan trọng hơn cho người dùng và doanh nghiệp ở Châu Âu. Chúng tôi tin rằng hành động của Google đã hạn chế người dùng có thêm nhiều lựa chọn các ứng dụng và dịch vụ di động, đồng thời ngăn cản sự sáng tạo của các công ty khác”.


EU cho biết thêm, có khoảng 80% “các thiết bị di động thông minh” ở Châu Âu và cả trên thế giới đang chạy nền tảng Android, trong đó, Google nắm hơn 90% lưu lượng tìm kiếm. Google còn bị cáo buộc đã yêu cầu các nhà sản xuất phải ký kết thỏa thuận không bán các thiết bị chạy Android tùy biến nếu muốn được cài sẵn các ứng dụng của Google, cùng với đó là tung ra “các hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính” cho một số hãng smartphone lớn trên thế giới để chỉ cài ứng dụng Google Search lên thiết bị của họ.

Google có 12 tuần để phản hồi lại cáo buộc của EU. Trong thông báo mới nhất, Google khẳng định Android là một phần mềm nguồn mở và khuyến khích mọi sự sáng tạo, và hãng rất “mong đợi được làm việc với Ủy Ban Châu Âu để chứng minh rằng nền tảng Android tốt cho cả việc cạnh tranh và người dùng. Các nhà sản xuất điện thoại có thể cài cả ứng dụng Google và các sản phẩm đối thủ, và người dùng có quyền tự do lựa chọn”.

Trước đó, Google cũng đã vướng vào một vụ chống độc quyền khác ở Châu Âu với cáo buộc đã lợi dụng thế độc quyền của Google Search để làm ảnh hưởng tới các đối thủ tìm kiếm khác, điển hình là liên minh FairSearch.
511Vote
41Vote
31Vote
21Vote
10Vote
4.614
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).