Airbus Được Duyệt Bằng Sáng Chế Mới Cho Chiếc Trực Thăng Nhanh Nhất Thế Giới

23 Tháng Năm 20167:00 CH(Xem: 8074)
Airbus Được Duyệt Bằng Sáng Chế Mới Cho Chiếc Trực Thăng Nhanh Nhất Thế Giới
blank
Hồi tháng 04/2016, Văn phòng bản quyền sáng chế và thương hiệu Mỹ (USPTO) đã chấp nhận một đơn xin cấp bằng sáng chế từ 3 kỹ sư của Airbus Helicopter, gồm Axel Fink, Ambrosius Weiss và Andrew Winkworth cho một model trực thăng đa năng mới.

Theo đó, thiết kế của bằng sáng chế mới là một bước tiến so với X3, chiếc máy bay lên thẳng cách mạng của công ty, cất cánh lần đầu vào năm 2010. Ý tưởng cũng là một phần cho bước khởi đầu của Airbus Helicopter – vốn là Eurocopter trước đây – về một chiếc trực thăng lai có tốc độ cao hơn, tầm bay xa hơn.

Trước đây, trong quá trình thử nghiệm, X3 đã đạt đến tốc độ 470 km/h, trở thành chiếc trực thăng động cơ không xoay (non-tilt-rotor) nhanh nhất thế giới. Bằng sáng chế mới của Airbus là một sự phát triển từ thiết kế gốc của X3.

Với một cặp động cơ ở hai bên cánh và động cơ đẩy bên cạnh động cơ chính truyền thống, thiết kế sẽ làm cho động cơ đuôi trở nên không cần thiết để chống lại mômen xoắn của động cơ chính.

Thiết kế mới cũng giúp những chiếc trực thăng có thể đạt tới mức hiệu suất của những phương tiện bay xoay động cơ, tương tự như chiếc V22 Osprey có thể cất và hạ cánh như một chiếc trực thăng, nhưng chuyển đổi được thành một chiếc máy bay truyền thống khi bay theo phương nằm ngang.

Không giống như nguyên mẫu chiếc X3, cánh quạt của phương tiện mới được đặt ở phía sau cánh máy bay thay vì phía trước. Theo giải thích của bằng sáng chế, điều này sẽ giúp giảm tiếng ồn và độ rung nhưng vẫn cải thiện sức nâng và an toàn hơn cho hành khách. Bằng sáng chế cũng chỉ ra rằng những bước phát triển xa hơn của thiết kế sẽ bao gồm các động cơ tuabin phản lực. Có nghĩa là model trực thăng mới sẽ nhanh hơn đáng kể so với chiếc X3 đang giữ kỷ lục về tốc độ.

Bằng sáng chế mới cũng là bước phát triển mới nhất về một phương tiện bay cánh quạt tác động thấp, nhanh và hiệu quả (Low Impact Fast and Efficient Rotor Craft) hay LifeRCraft, đã được Airbus Helicopter vạch ra từ năm 2014. Hiện vẫn chưa có thông tin về việc chiếc trực thăng đa năng trong bản ghi danh sáng chế mới có được đưa vào sản xuất hay không.
53Vote
42Vote
31Vote
23Vote
11Vote
3.310
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).