Hồi năm 2010, khi ra mắt iBooks Store, Apple đã đưa ra một mô hình kinh doanh khá mới, các nhà xuất bản lớn sẽ tự định giá bán sách và Apple sẽ thu hoa hồng thông qua số lượng sách bán ra. Mô hình có vẻ khá giống với mô hình phân phối ứng dụng qua AppStore hay PlayStore, nhưng lại ngược lại với truyền thống, khi các đại lý lớn như Amazon hay Barners & Noble mua sách từ các nhà xuất bản và tự ấn định giá bán theo ý của họ.
Một điều khoản trong hợp đồng của Apple với 5 nhà xuất bản lớn của Mỹ nêu ra rằng: nếu một đại lý bán giá rẻ hơn giá trên iBooks Store, thì các nhà xuất bản buộc phải tìm cách để giá của chúng là tương đương nhau. Hoặc các nhà xuất bản phải giảm giá sách trên iBooks Store, hoặc phải tăng giá sách cung cấp cho đại lý.
Điều này đã khiến giá sách điện tử (e-book) ở thị trường Mỹ đã tăng 30-50%, từ 9.99 lên 12.99 hoặc 14.99 USD trong giai đoạn 2010 đến 2012, và các nhà xuất bản phải thỏa thuận với chính phủ Mỹ để giải quyết trường hợp này.
Đến tháng 06/2016, những khách hàng là người mua sách điện tử ở Mỹ từ ngày 01/04/2010 đến 21/05/2012 sẽ được nhận lại gấp đôi số tiền bị thiệt hại do giá tăng. Cụ thể, với các sách nằm trong danh sách bán chạy nhất của New York Times, người dùng sẽ nhận được 6.93 USD, còn các sách khác là 1.57 USD. Số tiền đền bù sẽ được đưa vào credit (gift card, tài khoản iTunes, Amazon...) để người dùng mua sách trong tương lai. Người dùng sẽ không cần phải làm gì, tiền đền bù sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản.
Được biết, kông chỉ người dùng iBooks mà người dùng Amazon, Barnes, Kobo cũng được hưởng lợi từ phán quyết của tòa. Tổng số tiền mà Apple và các nhà xuất bản lớn phải trả là 450 triệu USD, trong đó 400 triệu USD sẽ để hoàn trả cho khách hàng, phần còn lại là án phí và các chi phí khác.
- Từ khóa :
- Hagens Berman
- ,
- Mỹ
- ,
- Apple
- ,
- iBooks Store
Gửi ý kiến của bạn