Thượng tuần tháng 07/2016, liệu pháp sử dụng ánh sáng đã được các nhà nghiên cứu tại UT San Antonio chứng minh tính hiệu quả trong việc làm giảm và loại trừ đáng kể các tế bào ung thư ở loài chuột.
Liệu pháp mới có thuật ngữ chuyên môn gọi là optogenetic (tạm dịch là quang di truyền học, một phương pháp sử dụng quang học kết hợp với di truyền để kích thích phản ứng của các tế bào trong cơ thể người), trước đó đã được sử dụng nhằm nghiên cứu hoạt động của các tế bào thần kinh trong não bộ, và đang tiếp tục được mở rộng sang lĩnh vực điều trị ung thư, hứa hẹn sẽ sớm được áp dụng lên người với hiệu quả cao, chi phí thấp, tiếp cận được tới những khối u nằm ở vị trí khó, không phẫu thuật được, đặc biệt là không gây ra quá nhiều tác dụng phụ không mong muốn như hóa hoặc xạ trị hiện hành.
Với optogenetic, các nhà khoa học sẽ đưa một loại hợp chất hóa học gọi là “nitrobenzaldehyde” vào trong khối u và chờ nó lan tỏa đều. Sau đó, một chùm ánh sáng cực tím sẽ được chiếu vào khối u đã được tẩm hóa chất, làm cho độ axit trong khối u tăng lên và khiến nó tự bị tiêu diệt. Nhóm nghiên cứu ước tính chỉ trong vòng 2 giờ, 95% khối u trong con chuột thử nghiệm đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Ngoài ra, phương pháp mới chỉ đòi hỏi một liều tiêm thuộc ban đầu nên mức độ xâm lấn là rất thấp, có khả năng được áp dụng tại nhiều khối u nằm ở vị trí khó như não hoặc cột sống.
Nghiên cứu hiện chỉ mới ở giai đoạn thử nghiệm, nhưng rất hứa hẹn vì nó chỉ nhắm tới một khu vực cụ thể có khối u thay vì ảnh hưởng tới nhiều tế bào lành mạnh ở khu vực xung quanh như hóa trị hoặc xạ trị. Các nhà nghiên cứu đang đẩy nhanh quá trình, giúp các bệnh nhân ung thư có nhiều hy vọng hơn với phương pháp điều trị hiệu quả, đơn giản, nhẹ nhàng và chi phí thấp hơn.
- Từ khóa :
- UT San Antonio
- ,
- Ung Thư
Gửi ý kiến của bạn