Hậu Vụ Kiện Biển Đông: Hacker Trung Quốc Chuyển Hướng Tấn Công Sang Philiphines

06 Tháng Tám 201612:00 SA(Xem: 7125)
Hậu Vụ Kiện Biển Đông: Hacker Trung Quốc Chuyển Hướng Tấn Công Sang Philiphines
blank
Thượng tuần tháng 08/2016, theo một nghiên cứu mới của F-Secure, hãng bảo mật đến từ Phần Lan, các hacker được cho là đến từ Trung Quốc hiện đang nhắm hướng tấn công vào hàng loạt các tổ chức của quốc gia Đông Nam Á Philippines…

Theo đó, F-Secure tin rằng hacker Trung Quốc đã sử dụng các malware được thiết kế để đánh cắp những thông tin nhạy cảm từ chính phủ Philippines và tổ chức khác. Nguyên nhân của cuộc chiến mạng giữa các hacker Trung Quốc và các quốc gia liên quan như Việt Nam và Philiphines được cho là xuất phát từ vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Biển Đông từ lâu đã luôn là vùng lãnh thổ nhạy cảm, phát sinh những tranh chấp gay gắt giữa các quốc gia liên quan. Phía Trung Quốc tuyên bố rằng họ có chủ quyền trên các hòn đảo rộng lớn trong Biển Đông, nhưng đã bị hàng loạt các quốc gia như Philippines Malaysia, Việt Nam, Brunei, và vùng lãnh thổ Đài Loan phủ nhận và bác bỏ.

Hồi tháng 07/2016, Tòa án Trọng tài thường trực (Permanent Court of Arbitration) đã đưa ra kết luận Trung Quốc không có bất kỳ quyền lịch sử nào ở vùng biển tranh chấp. Phía Trung Quốc sau đó đã từ chối, bác bỏ, không chấp nhận với kết luận của Tòa án.

F-Secure cho rằng hacker Trung Quốc đang muốn tấn công đánh cắp thông tin từ nhân viên của Bộ Tư pháp (Department of Justice) Philippines cùng với các tổ chức viên của hội nghị APEC. Một mục tiêu khác của hacker là nhân viên của một hãng luật quốc tế lớn đại diện cho một trong số các quốc gia tham dự APEC.

Trang Motherboard trích dẫn lời của Erka Koivunen, cố vấn an ninh mạng tại F-Secure cho biết, nhiều tổ chức khác cũng đang trong tầm ngắm của hacker Trung Quốc trong thời gian hội nghị diễn ra. Tuy nhiên, tên của các tổ chức đã không được nêu trong bản nghiên cứu của F-Secure, do các thông tin nhạy cảm liên quan.

Sau khi phân tích nhiều mẫu malware khác nhau dựa trên các đoạn mã và cơ sở hạ tầng được sử dụng, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, malware có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, F-Secure đã không trực tiếp đề cập đến việc liệu chính phủ Trung Quốc có nhúng tay vào các vụ tấn công mạng hay không.

Koivunen cho biết: “Chúng tôi không thể nói rằng chính chính phủ Trung Quốc đã đứng sau các chiến dịch tấn công, và thậm chí nếu đúng như vậy chúng tôi cũng không thể chỉ đích danh tổ chức nào trong chính phủ Trung Quốc làm việc đó”

Thực tế, để quy kết một tổ chức nào đó là thủ phạm một vụ tấn công mạng là một chuyện không hề đơn giản.Theo F-Secure, các tổ chức bị hacker nhắm tới có liên quan trực tiếp tới các chủ đề được xem là lợi ích quốc gia mà chính phủ Trung Quốc đang xử lý.

Được biết, phiên bản đầu tiên của malware mà F-Secure phát hiện được ra đời từ tháng 01/2015 và nhắm vào Bộ Tư pháp Philippines. Thời điểm trên là khoảng 1 tháng sau khi Tòa Trọng tài thường trực yêu cầu chính phủ Philippines cung cấp thêm thông tin liên quan đến vụ tranh chấp. Khi đó, malware kết nối tới máy chủ điều khiển được điều hành bởi 1 công ty dịch vụ điện toán mây ở Mỹ. Tuy nhiên, đến tháng 10/2015 thì tất cả các máy chủ đã chỉ đến 1 địa chỉ IP Trung Quốc.

Malware được đặt tên là NanHaiShu và là “malware quản trị từ xa”, cho phép hacker can thiệp vào dữ liệu trên các máy tính bị nhiễm rồi gửi dữ liệu về máy chủ điều khiển.  Để có thể lây nhiễm malware lên máy tính của các nạn nhân, các nhân viên làm việc tại các tổ chức mục tiêu (như Bộ Tư pháp Philippines) sẽ nhận được những email giả mạo, chẳng hạn như email lừa thông báo nhân viên đó sắp được thưởng. Nếu có nhân viên nào đó click vào xem email hoặc mở các tập tin đính kèm, máy tính của họ sẽ bị nhiễm malware và được hacker dùng để thực hiện những cuộc tấn công.

Koivunen nhận định: “Bất kỳ khi nào có các tranh chấp chính trị cũng như các vấn đề kinh tế, chính trị lớn, tôi cho rằng sẽ luôn xảy ra các hoạt động gián điệp bằng bất kỳ phương tiện nào”
53Vote
40Vote
30Vote
23Vote
10Vote
3.56
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).