Chính Phủ Mỹ Đề Ra Luật Mới Về Mã Nguồn Đối Với Các Công Ty Công Nghệ

15 Tháng Tám 20168:00 CH(Xem: 7515)
Chính Phủ Mỹ Đề Ra Luật Mới Về Mã Nguồn Đối Với Các Công Ty Công Nghệ
blank
Trung tuần tháng 08/2016, lần đầu tiên chính phủ Mỹ đề ra chính sách bắt buộc phải cung cấp mã nguồn của các trang web, các ứng dụng và các dự án phần mềm khác do liên bang tài trợ.

Theo thông báo từ Nhà Trắng, các quy định mới được gọi là Chính sách Mã nguồn Liên Bang. Trong đó bao gồm một quy định bắt buộc các cơ quan liên bang phải mở ít nhất 20% mã nguồn đã phát triển trong 3 năm. Thay đổi mới hứa hẹn sẽ cho phép mọi người có thể theo dõi các thức chính phủ làm việc với các nhà cung cấp trong các dự án công nghệ.

Mở mã nguồn – được định nghĩa rộng rãi như việc công bố mã máy tính – không phải là một định nghĩa mới lạ. Trước đó, các nhà lập trình đã chia sẻ mã code của mình để khuyến khích việc tái sử dụng và hợp tác. Nhiều chuyên gia lập trình hiện đã và đang tự học bằng cách đọc mã nguồn mở miễn phí mà họ tìm thấy trên mạng.

Tuy nhiên, sự cồng kềnh và ì ạch của chính phủ Mỹ nói chung đang khiến họ chậm chạp trong việc chấp nhận mã nguồn mở. Trong những năm qua, một số dự án đã được công bố, bao gồm nền tảng cho website gửi kiến nghị lên Nhà Trắng petitions.whitehouse.gov và phiên bản beta mới của website vets.org. Quy định mới có thể mở rộng đáng kể danh sách trên.


Dù vậy, các cơ quan liên bang sẽ bị yêu cầu xem xét mã nguồn mở bất kỳ phần mềm nào họ tự mình phát triển, cũng như bất cứ phần mềm nào được thuê từ một nhà cung cấp bên ngoài.

Chính sách mới sẽ tăng cường tính minh bạch của chính phủ khi mở mã nguồn các dự án của liên bang, đi cùng với đó cũng là các lợi ích kinh tế. Các nhà cung cấp phần mềm đã kiếm doanh thu từ việc bán các sản phẩm đắt đỏ, độc quyền cho chính phủ liên bang. Ngoài ra, một khi đã mua các nền tảng, khách hàng sẽ rất khó thoát khỏi sự phụ thuộc vào chúng.

Việc mở mã nguồn các dự án của liên bang hứa hẹn sẽ loại bỏ sự trùng lặp về nỗ lực giữa các cơ quan khác nhau, làm giảm cơ hội cho các nhà cung cấp sản phẩm độc quyền, tạo sự dễ dàng trong việc thuê các nhà phát triển đủ khả năng hỗ trợ cho các dự án hiện có.

Các thay đổi mới là một phần của nỗ lực lớn hơn nhằm hiện đại hóa công nghệ của chính phủ liên bang. Trong suốt hai nhiệm kỳ của mình, tổng thống Obama đã giám sát việc thành lập 3 tổ chức liên bang tập trung vào công nghệ, bao gồm Phòng Bảo vệ tài chính người tiêu dùng, Cơ quan kỹ thuật số Mỹ và 18F. Cả 3 tổ chức thường công bố các hoạt động của mình trên GitHub, trang web chia sẻ code phổ biến.
510Vote
42Vote
30Vote
21Vote
10Vote
4.613
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).