Apple Và Ireland Sẽ Kháng Cáo Trước Quyết Định Truy Thu 14.5 Tỷ USD Tiền Thuế Ở Ireland

01 Tháng Chín 201612:00 SA(Xem: 6778)
Apple Và Ireland Sẽ Kháng Cáo Trước Quyết Định Truy Thu 14.5 Tỷ USD Tiền Thuế Ở Ireland
blank
Hạ tuần tháng 08/2016, Ủy Ban Châu Âu (EC - European Commission) đã yêu cầu Ireland phải truy thu 13 tỷ Euro (khoảng 14.5 tỷ USD) tiền thuế từ Apple, kèm theo phần lãi suất.

13 tỷ Euro là khoản tiền mà Ủy Ban Châu Âu cáo buộc Apple đã nhận được một cách không hợp pháp từ chính phủ Ireland thông qua thỏa thuận hồi năm 1991. Thỏa thuận cho phép Apple kê khai thuế từ hai công ty con Apple Sales International và Apple Operations Europe với mức thuế suất chỉ 1% trên số lãi mà hãng kiếm được tại Châu Âu vào năm 2003 và giảm còn 0.005% vào năm 2014.

Ủy Ban Châu Âu cho rằng Apple đã được hưởng những ưu đãi quá nhiều so với các doanh nghiệp khác, và số tiền thuế Apple đã nộp “không tương xứng với tình hình kinh tế thực sự”.

Phía Apple cho biết sẽ kháng cáo. Còn Ireland cũng không đồng tình với yêu cầu của EC và sẽ phản đối nhằm “bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống thuế, đảm bảo sự chắc chắn về thuế cho các doanh nghiệp, và thách thức cách mà EU ban hành các điều lệ lên những quốc gia thành viên liên quan tới thuế”.

Margrethe Vestager, ủy viên Ủy Ban Châu Âu chuyên về cạnh tranh, cho biết các nước thành viên Liên Minh Châu Âu không được phép ưu đãi thuế cho các công ty, vì điều đó trái với pháp luật chung của EU.

Ngoài Apple, Ủy Ban Châu Âu cũng đang triển khai chiến dịch truy thu thuế nhắm vào các công ty đa quốc gia, nhằm buộc họ phải trả lại khoản tiền thuế có thể đã “lách luật” trong suốt nhiều năm. Trong đó có Starbucks và Fiat cũng đang bị Ủy Ban Châu Âu yêu cầu trả lên tới 30 triệu Euro cho hai trụ sở đặt tại Hà Lan và Luxembourg. Cả hai công ty đều đã kháng cáo. Cùng với đó, Ủy Ban Châu Âu cũng để mắt đến một thỏa thuận thuế giữa Amazon và Luxembourg, cho phép Amazon khai báo thuế dưới danh nghĩa một pháp nhân không phải chịu thuế.

Quyết định của Ủy Ban Châu Âu có thể sẽ ảnh hưởng đến chiến lược mà các công ty lớn đa quốc gia đang dùng để tối ưu khoản thuế phải trả bằng cách lập ra các công ty con ở những quốc gia có những chính sách "thoáng" về thuế.

Trong tháng 08/2016, Mỹ cũng đã lên tiếng chỉ trích Châu Âu vì cho rằng Ủy Ban Châu Âu đang hành động như một “cơ quan thuế siêu quốc gia”, có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình tái cấu trúc thuế toàn cầu.

Tim Cook, CEO của Apple đã chia sẻ về vụ việc: “Ủy Ban Châu Âu dường như đang muốn viết lại lịch sử của Apple tại Châu Âu, bỏ qua các luật về thuế của Ireland và sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thống thuế toàn cầu. Vấn đề không phải là Apple trả bao nhiêu tiền thuế, mà là chính phủ nào sẽ thu được tiền. Vụ việc sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đầu tư và việc làm ở Châu Âu. Apple luôn tuân theo luật pháp và chi trả đầy đủ mọi khoản thuế ở những nơi mà chúng tôi hoạt động. Apple sẽ kháng cáo và tự tin rằng quyết định truy thu của Ủy Ban Châu Âu sẽ bị hủy bỏ”.

Tim Cook cũng tiết lộ thêm Apple hiện đang tuyển dụng khoảng 6,000 lao động ở Ireland, và “vì Apple làm nghiên cứu, phát triển chủ yếu ở California nên phần lớn lợi nhuận đã bị đánh thuế tại Mỹ”.
53Vote
41Vote
31Vote
21Vote
11Vote
3.67
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).