Hình Dung Về Doanh Nghiệp Trong Năm 2050

20 Tháng Chín 20167:00 CH(Xem: 8263)
Hình Dung Về Doanh Nghiệp Trong Năm 2050
Nhân loại luôn hướng đến tương lai mang theo sự tò mò phấn khích. Khi mà điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ càng ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay, một thế giới của năm 2050 là không dễ để tưởng tượng ra. Stowe Boyd, một chuyên gia nghiên cứu tương lai, đã thử đưa ra những hình dung về các doanh nghiệp trong tương lai, cụ thể là khoảng năm 2050:

Chúng ta phải cần rất nhiều thời gian để có thể tạo ra được những thay đổi lớn trong xã hội hiện tại. Trừ khi xuất hiện những yếu tố đột biến mạnh mẽ, như sự bùng nổ Internet trong những thập kỷ qua, hay đại dịch “Cái Chết Đen” (Black Death) đã cướp đi sinh mệnh của hàng triệu người, đưa đến một cuộc chuyển giao quyền lực mà kết quả là khởi đầu của thời đại Phục Hưng (thế kỷ 14).

Nên việc đầu tiên cần làm là xác định 3 vấn đề có ảnh hưởng lớn đối với xã hội loài người, cùng tác động của chúng với tình hình lao động: Sự bất bình đẳng kinh tế, Biến đổi khí hậu và Trí tuệ nhân tạo và Robot. Ba yếu tố quan trọng sẽ trở thành nền móng để xây dựng viễn cảnh tương lai mà Stowe Boyd giả định ra.

Sự Bất Bình Đẳng Kinh Tế

Trong những năm qua, vấn đề chênh lệch giàu nghèo luôn tràn ngập các trang tin tức lớn, trở thành vấn đề nổi bật nhất của nền kinh tế hiện tại. Cuốn sách “Tư bản trong thế kỷ 21” (Capital in the Twenty-First Century ) của Thomas Piketty là một hồi chuông cảnh tỉnh tới tất cả mọi người về sự hiện hữu rõ ràng của ranh giới giữa giàu và nghèo.

Trong báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD: Organization for Economic Cooperation and Development), sự bất bình đẳng thu nhập ngày càng tăng, như một hệ quả tất yếu của cuộc đại khủng hoảng kinh tế. Tác giả của báo cáo cũng đưa ra nhận định:

“Ở hầu hết các quốc gia, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đang ở ngưỡng cao nhất trong vòng 30 năm trở lại đây. Ở các quốc gia OECD hiện nay, 10% dân số giàu nhất có thu nhập gấp 9.6 lần so với 10% nghèo nhất. Trong những năm 1980, tỉ lệ này là 7:1, tăng lên thành 8:1 vào những năm 1990, và trở thành 9:1 vào đầu thế kỉ 21. Đối với những vùng có nền kinh tế đang phát triển như Mỹ Latinh, sự bất bình đẳng trong thu nhập đã dần giảm bớt, tuy nhiên khoảng cách giàu nghèo vẫn vô cùng rõ rệt. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, sự bất bình đẳng trong thu nhập lại ngày càng tăng cao, chủ yếu bởi vấn đề thất nghiệp. Sự tái phân bố thu nhập thông qua thuế chỉ bù đắp được một phần sự bất bình đẳng thu nhập. Đối với những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế, thu nhập của những hộ nghèo ngày một giảm sút hơn”

Trong tương lai, sự bất bình đẳng thu nhập có thể dần được kiểm soát. Nhưng với hoàn cảnh hiện tại: người giàu ngày một giàu hơn, còn người nghèo ngày một nghèo đi, sẽ có 2 viễn cảnh mà khoảng cách giàu nghèo càng tồi tệ hơn trong khoảng 35 năm tới.

Biến Đổi Khí Hậu

Yếu tố thứ hai có thể ảnh hưởng lớn tới tương lai là biến đổi khí hậu – chính là hậu quả trực tiếp do con người gây ra. Kể cả khi Rex Tillerson, CEO của Exxon Mobile, luôn phủ nhận cả những bằng chứng khoa học về biến đổi khí hậu, các tập đoàn năng lượng Châu Âu vẫn nỗ lực tìm cách ứng phó để đưa ra trước Liên Hợp Quốc trong diễn đàn đối thoại môi trường hồi tháng 12/2015.

Ảnh Hưởng Của AI Và Robot Tới Công Việc Và Lao Động

blank
Đã có 1,896 chuyên gia được Pew Research Center yêu cầu trả lời câu hỏi: “Sự phát triển của công nghệ chế tạo Robot và AI đang dần tác động nhiều hơn đến nền kinh tế. Các ứng dụng tự động với trí tuệ nhân tạo, cùng với các thiết bị điện tử và Robot liệu có dẫn đến việc thất nghiệp nhiều hơn so với lượng việc làm mà chúng tạo ra trong tương lai gần, cụ thể là vào năm 2025 hay không?”

Theo báo cáo tổng hợp kết quả, AI, Robot và vấn đề việc làm tương lai, có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Khoảng một nửa số chuyên gia được hỏi cho rằng Robot, cùng với Trí tuệ nhân tạo, sẽ khiến cho một lượng lớn công nhân trở nên thất nghiệp. Nhiều người cho rằng những thiết bị nhân tạo sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường lao động.

Vấn đề nổi trội nhất của năm 2025 có lẽ sẽ là: “Nhân loại sẽ ra sao trong một thế giới không cần đến sức lao động của họ?”

Nhiều ý kiến tin rằng con người sẽ để AI và Robot nằm trong tầm kiểm soát. Trong tương lai, mọi người sẽ di chuyển bằng những chiếc xe tự lái, hay sử dụng những thuật toán tự động để tìm kiếm những ứng viên tiềm năng cho công ty. Với 3 vấn đề trên trở thành nền móng để đưa ra giả định về tương lai của Stowe Boyd, có 3 viễn cảnh tương lai được đưa ra, trong đó chỉ có 1 viễn cảnh được đặt trên giả định AI vượt quá tầm kiểm soát của con người.


Viễn Cảnh 1: Humania – Mọi Vấn Đề Đều Được Giải Quyết.

blank
Humania là viễn cảnh gần với một xã hội hoàn toàn bình đẳng nhất.

Sau khi thấy được những vấn đề nổi bật về khoảng cách giàu nghèo, biến đổi khí hậu, và sự ảnh hưởng của AI đối với xã hội, trong năm 2020 sẽ bắt đầu xuất hiện những nhóm người đứng lên yêu cầu sự thay đổi. Các yêu cầu ban đầu sẽ tương đối khác nhau: một số nhóm mong muốn hạn chế biến đổi khí hậu, một số nhóm khác sẽ hướng đến sự công bằng và quyền lao động.

Từ khoảng giữa những năm 2030, các vấn đề sẽ dần được kiểm soát. Ranh giới giàu nghèo được thu hẹp, nhờ việc giảm chênh lệch mức lương của người lao động. Những người có thu nhập cao sẽ phải trả thuế nhiều hơn, và ngược lại. Năng lượng hóa thạch dần bị hạn chế, nhân loại sẽ chuyển sang dùng năng lượng mặt trời. AI và Robot được sử dụng dựa theo tình hình của thị trường lao động.

Đến năm 2050, các doanh nghiệp sẽ hoạt động theo mô hình hoàn toàn bình đẳng, không gò bó. Các nhân viên có thể tùy ý lựa chọn mình sẽ làm việc với ai, cho dự án nào, vào thời gian nào. Mối quan hệ giữa mọi người trong doanh nghiệp cũng sẽ dễ chịu, thoải mái hơn. Mô hình kim tự tháp không còn tồn tại, thay vào đó, cấu trúc doanh nghiệp vào năm 2050 sẽ giống như một bộ não lớn, với nhiều liên kết vào nhiều nhóm khác nhau.

blank
Đến năm 2050, sự nghiệp của mỗi người sẽ gồm nhiều công việc và vai trò riêng biệt, nhưng đồng thời cũng sẽ có một khoảng thời gian đáng kể dành cho gia đình và người thân. Thu nhập của người lao động được đảm bảo. Cơ hội học hỏi những điều mới luôn được tạo ra.

Viễn Cảnh 2: Neo-feudalistan – Ranh Giới Giàu Nghèo Tiếp Tục Leo Thang.

Trong viễn cảnh ranh giới giàu nghèo tiếp tục leo thang, khi mà ranh giới thu nhập không được kiểm soát, những người giàu ngày càng giàu hơn, và ngược lại. Năm 2050, quyền lực kinh tế và chính trị ngày càng thuộc về một số ít người. Để tránh những hậu quả đáng sợ của biến đổi khí hậu, toàn thế giới cũng chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời.

Nhìn chung, các tập đoàn sẽ tập trung đầu tư mạnh vào việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), giảm được giá thành nhu yếu phẩm và các sản phẩm cùng dịch vụ của mọi ngành công nghiệp. Tuy nhiên, trong một thế giới hoàn toàn tự động, các doanh nghiệp ngày càng cần ít nhân viên. Một doanh nghiệp trong năm 2016 có 50,000 nhân viên thì đến năm 2050 sẽ chỉ cần khoảng 5,000 người để đạt được hiệu quả tương tự. Những nhân viên còn làm việc hiển nhiên đều sẽ là những chuyên gia, những nhân tài được trả mức lương hậu hĩnh.

Cùng với đó, để tránh tình trạng những người thất nghiệp ngày một tăng dẫn đến nổi dậy, bạo động, phúc lợi xã hội cũng sẽ được tăng cao. Mỗi người đều sẽ có một mức thu nhập cơ bản để đảm bảo cuộc sống đầy đủ hàng ngày, và cũng được hưởng các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, giao thông. Điều này hoàn toàn có thể trở nên khả thi, vì giá thành của các mặt hàng vào năm 2050 có lẽ sẽ chỉ bằng 1/10 so với năm 2016, vì lượng lao động cần để sản xuất là rất ít.

Viễn Cảnh 3: Collapseland – Biến Đổi Khí Hậu Sẽ Hủy Hoại Thế Giới.

blank
Collapseland là viễn cảnh cuối cùng và cũng là tồi tệ nhất: tất cả mọi thứ đều xấu đi. Biến đổi khí hậu không được kiểm soát khiến cho trái đất trở nên khắc nghiệt. Các thiên tai, hạn hán, bão lũ xảy ra liên tục. Nhân loại sẽ luôn bận rộn chống chọi với điều kiện khí hậu, không còn thời gian tập trung phát triển AI hay Robot.

Các chính quyền và doanh nghiệp vào đầu những năm 2030 mới bắt đầu hành động để hạn chế biến đổi khí hậu. Và dù nguy cơ nhân loại bị tuyệt chủng sẽ bị loại trừ, mọi thứ vẫn muộn màng. Điều kiện sống của con người ngày càng giảm sút, người nghèo ngày một nghèo hơn.

Các tập đoàn và doanh nghiệp sẽ hoạt động theo mô hình giống như hiện nay, không có sự phát triển nào xảy ra. Mọi người tập trung nỗ lực để đảm bảo nguồn nước sạch, tìm cách sản xuất thực phẩm trong điều kiện khắc nhiệt. Để đảm bảo thu nhập, các công ty sẽ buộc phải cắt giảm bớt nhân viên, những người lao động còn được giữ lại sẽ phải làm việc vất vả hơn.

2050 ThậT Ra Gần Hơn Chúng Ta Tưởng

Toàn bộ những gì Stowe Boyd hình dung ra thực tế chỉ là một số ít trong số những giả định về viễn cảnh tương lai. Nhưng có một sự thật không thể phủ nhận là, nếu nhân loại muốn thế hệ con cháu của mình được sống trong viễn cảnh Humania – một xã hội yên bình, tươi đẹp – thì mọi thứ cần phải được kiểm soát, khoảng cách giàu nghèo phải được hạn chế, giải quyết biến đổi khí hậu, đảm bảo lao động cho con người,…
525Vote
44Vote
32Vote
22Vote
15Vote
4.138
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).