Uber Thua Kiện Về Chế Độ Nhân Viên Ở Anh

01 Tháng Mười Một 201612:00 SA(Xem: 7225)
Uber Thua Kiện Về Chế Độ Nhân Viên Ở Anh
blank
Hạ tuần tháng 10/2016, tòa án ở Anh đã bác bỏ tuyên bố của Uber về việc các lái xe chỉ là người cộng tác theo hợp đồng - thay vì các nhân viên chính thức để được hưởng quyền lợi vào ngày nghỉ. Phán quyết mới có thể sẽ ảnh hưởng đến hàng loạt các công ty đang dựa vào mô hình người làm tự do.

Theo đó, tòa án phán quyết rằng 2 lái xe đang hoạt động của Uber, là các nhân viên chính thức của dịch vụ gọi xe, vì vậy họ sẽ được hưởng thu nhập từ việc làm thêm giờ và đảm bảo thu nhập tối thiểu. Uber cho biết đã có kế hoạch kháng cáo.

Trong khi phán quyết mới có thể sẽ ảnh hưởng đến khoảng 30,000 lái xe Uber, nó cũng có tác động đến hơn 100,000 cộng tác viên độc lập trong nền kinh tế “gig economy” (nền kinh tế thuê mướn ngắn hạn) của Anh, khi mọi người làm hàng loạt công việc với rất ít sự bảo vệ và chỉ có một vài quyền lợi nhỏ. Những việc làm thường dựa trên các ứng dụng kết nối dịch vụ cho mọi thứ từ giao hàng thực phẩm cho đến chăm sóc sức khỏe, đã nổi lên khi Internet giúp loại bỏ liên kết giữa chúng và chỗ làm việc truyền thống.

Guglielmo Meardi, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu Quan hệ tại trường Kinh doanh Warwick, cho biết: “Phán quyết dành cho Uber sẽ làm sáng tỏ nhiều thuật ngữ khó hiểu về nền kinh tế gig economy, vốn đang trở nên thiếu kiểm soát.”  Ông cho biết phán quyết này sẽ thúc đẩy cuộc tranh luận về việc làm thế nào để điều chỉnh các hình thức mới của việc ký kết hợp đồng.

Phán quyết của tòa ở Anh cũng có thể khuyến khích các lái xe của Uber tại các quốc gia khác hành động tương tự để được công nhận như các nhân viên. Trước đây, Uber đã luôn chống lại các nỗ lực này, vì nó sẽ làm gia tăng đáng kể chi phí hoạt động và đi ngược lại mô hình kinh doanh và bản sắc của công ty. Khả năng cung cấp các chuyến đi rẻ hơn đã trở thành căn nguyên cho thành công và sự hấp dẫn của dịch vụ Uber.

Uber tự mô tả bản thân như một công ty công nghệ, giúp kết nối các lái xe làm việc tự do với những người cần các chuyến xe. Jo Bertram, tổng giám đốc khu vực của Uber, lập luận rằng hàng nghìn lái xe muốn được làm tự do và trở thành ông chủ của chính mình.

Hồi tháng 06/2016, Uber đã công bố một bản khảo sát cho thấy 68% lái xe của hãng không chạy xe một lượng giờ nhất định trong tuần, và 41% lái xe thiết lập giờ làm việc dựa trên cách họ thu xếp cuộc sống của riêng mình. Jo Bertram chia sẻ: “Đa số các lái xe sử dụng ứng dụng Uber muốn duy trì sự tự do và linh hoạt để có thể lái xe bất cứ khi nào mà họ muốn.”

Uber khẳng định phán quyết mới chỉ áp dụng cho 2 lái xe trong phiên tòa, mặc dù theo các chuyên gia, nếu trở thành tiền lệ, trong tương lai nó có thể giúp hình thành các quy định cho cả công ty và những ngành công nghiệp đang chủ yếu dựa vào lao động tự do. Theo hãng luật Leigh Day, các lái xe khác của Uber cũng có thể sử dụng vụ kiện như một tiền lệ để yêu cầu được công nhận họ cũng là những nhân viên chính thức.

Luật sư Nigel Mackay, người đại diện cho các lái xe, rất hài lòng khi tòa án đã công nhận việc các thân chủ của ông đòi hỏi những quyền lợi cơ bản của người lao động. Ông cho hay: “Các lái xe Uber thường phải làm việc trong nhiều giờ chỉ để kiếm đủ tiền trang trải cho các chi phí sinh hoạt cơ bản của mình. Chính công việc của họ đã cho phép Uber trở thành một công ty toàn cầu có giá trị nhiều tỷ USD như hiện nay.”

Trước đó, một nỗ lực riêng rẽ khác để các lái xe Uber được công nhận như các nhân viên đã thất bại tại Mỹ. Hồi tháng 08/2016, một thẩm phán liên bang ở Mỹ đã bác bỏ nỗ lực của Uber nhằm dàn xếp vụ kiện của các lái xe, vì cho rằng công ty đang lợi dụng họ bằng cách xem họ như các cộng tác viên độc lập thay vì nhân viên chính thức. Lúc đó, Uber dự định chi ra 100 triệu USD để dàn xếp với khoảng 380,000 lái xe.

Phía các công ty lập luận rằng, hệ thống những công việc tự do trong nền kinh tế “gig economy” đang mang lại những lợi ích về phong cách sống cho những người muốn tự do chọn lựa nơi làm việc và giờ làm việc, đồng thời các công ty cũng đang tránh né được nhiều chi phí liên quan đến việc thuê mướn các nhân viên toàn thời gian.

Sean Nesbitt, một đối tác tại hãng luật quốc tế Taylor Wessing, ước tính rằng phán quyết của tòa án Anh sẽ làm Uber tiêu tốn hàng triệu USD mỗi năm cho các chi phí về ngày nghỉ và lương hưu. Thậm chí nó còn tốn kém hơn khi công ty phải đảm bảo một mức lương tối thiểu hay lương truy lĩnh cho mỗi lái xe. Ông nói: “Phán quyết của tòa đối với Uber hôm nay không phải là sự kết thúc, mà là kết thúc của sự khởi đầu. Nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc tranh luận về nền kinh tế gig và gần như chắc chắn sẽ bị kháng cáo, với 3 lý do: tác động đáng kể đến yếu tố kinh tế, nó sẽ tác động đến hơn 100,000 người lao động tại Anh trong các ngành công nghiệp có liên quan, và các nhà hoạch định chính sách cũng đang rất quan tâm đến mô hình kinh tế này.”

Thủ tướng Anh Theresa May đã ra lệnh thực hiện nghiên cứu về các tác động của nền kinh tế gig economy và các cơ quan thuế đang tăng cường cho lực lượng thực thi của họ.
524Vote
41Vote
32Vote
22Vote
11Vote
4.530
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).