Bảo Vệ Đời Sống Ảo Với 7 Bước Đơn Giản

19 Tháng Mười Một 201610:00 CH(Xem: 7374)
Bảo Vệ Đời Sống Ảo Với 7 Bước Đơn Giản
blank
Thời đại công nghệ càng phát triển, các vụ tấn công mạng xảy ra càng nhiều hơn. Trang The New York Times đã gợi ý 7 bước đơn giản giúp người dùng tự bảo vệ đời sống riêng tư trên mạng.

Quincy Larson, nhà sáng lập cộng đồng học lập trình nguồn mở Free Code Camp, trong bài viết trên Medium, đã chỉ ra chi tiết nguyên nhân vì sao mọi người nên lập hàng rào cho các dữ liệu cá nhân trên mạng. Đồng thời hướng dẫn một số bước cơ bản để bất kì người dùng nào cũng có thể làm được mà không cần đến quá nhiều kỹ năng.

Tải Signal, bắt đầu dùng WhatsApp để nhắn tin:

“Mã hóa” (Encryption) là thuật ngữ máy tính chỉ việc xáo trộn dữ liệu cho đến khi không ai có thể hiểu được nó nếu không có chìa khóa giải mã. Nó không đơn thuần chỉ là hoán đổi vị trí của các ký tự với nhau. Chẳng hạn như với cơ chế mã hóa mặc định của Apple, “người dùng phải có một siêu máy tính hoạt động ngày đêm trong nhiều năm mới giải được một máy duy nhất”.

Quincy Larson cho rằng cách tốt nhất để hủy dữ liệu không phải là xóa chúng mà là mã hóa chúng. Signal là một trong những ứng dụng nổi tiếng dành cho những người muốn bảo vệ tin nhắn riêng tư. Nó là ứng dụng miễn phí và đặc biệt dễ sử dụng. Không giống như iMessage, nó là phần mềm nguồn mở. Cùng với đó, người dùng có thể sử dụng ứng dụng WhatsApp để gửi tin nhắn. WhatsApp cũng dùng phần mềm của Signal để mã hóa tin nhắn. Trong Facebook Messenger và Google Allo, người dùng có thể bật tính năng mã hóa.

Tải Signal cho iOS: https://itunes.apple.com/us/app/signal-private-messenger/id874139669?mt=8
Tải Signal cho Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=org.thoughtcrime.securesms

Bảo vệ ổ cứng máy tính với FileVault hoặc BitLocker

Người dùng thường luôn mang điện thoại bên mình, nhưng máy tính mới chính là kho vàng chứa thông tin cá nhân đối với hacker. Ngay cả khi đã cài mật mã, bất kì ai có thể giành được quyền truy cập vào máy tính đều có thể xem tất cả tập tin nếu chúng chưa được mã hóa. Hiện cả Apple và Windows đều cung cấp giải pháp mã hóa tự động để kích hoạt nhanh chóng.

Hướng dẫn dành cho máy tính của Apple: https://support.apple.com/en-us/HT204837
Hướng dẫn dành cho máy tính Windows: https://support.microsoft.com/en-us/instantanswers/e7d75dd2-29c2-16ac-f03d-20cfdf54202f/turn-on-device-encryption

Thay đổi cách đặt mật mã:

Đổi mật mã thường xuyên là một trong những cách đơn giản nhất để bảo vệ tài khoản khỏi bàn tay tin tặc. Tuy nhiên, việc đổi mật mã lại phiền phức, mất thời gian và người dùng buộc phải ghi nhớ nhiều thứ. Người dùng có thể sử dụng phần mềm quản lý mật mã, có thể lưu trữ nhiều mật mã khác nhau và chỉ cần ghi nhớ một mật mã duy nhất. Các chương trình được khuyến nghị bao gồm LastPass, 1Password, KeePass.

Bảo vệ email và tài khoản khác bằng xác thực 2 lớp:

Khi bật tính năng xác thực 2 lớp, bất kì ai muốn truy cập tài khoản của người dùng cũng phải nhập mã thứ hai được nhà cung cấp gửi về số điện thoại đã ghi danh. Ngoài Gmail, Yahoo, Outlook, các mạng xã hội cũng có tính năng xác thực 2 bước. Tuy nhiên, email là tài khoản quan trọng nhất, vì nhiều trang dùng email để khôi phục mật mã. Đó là lý do vì sao email là mục tiêu tấn công hàng đầu của hacker. Một khi vào được email của người dùng, kẻ xấu có thể truy cập mọi tài khoản khác như ngân hàng, mạng xã hội, dữ liệu được đồng bộ.

Cài tiện ích HTTPS Everywhere:

Đây là tiện ích mở rộng do một tổ chức bảo mật phát triển. HTTPS Everywhere bảo đảm người dùng đang truy cập một website an toàn, có nghĩa là kết nối đến trang đó được mã hóa và người dùng được bảo vệ khỏi nhiều hình thức tấn công, theo dõi.

Tải HTTPS Everywhere cho Chrome: https://chrome.google.com/webstore/detail/https-everywhere/gcbommkclmclpchllfjekcdonpmejbdp?hl=en
Tải HTTPS Everywhere cho Firefox: https://addons.mozilla.org/en-US/firefox/addon/https-everywhere/

Chế độ ẩn danh không phải lúc nào cũng riêng tư:

Chế độ ẩn danh trên Chrome, Firefox hay Safari cùng các trình duyệt khác đều có chung cảnh báo: Người dùng không hề vô hình. Dùng chế độ ẩn danh không che giấu lịch sử duyệt web đối với ông chủ, các nhà cung cấp dịch vụ Internet hay các website được ghé thăm. Người dùng có thể sử dụng trình duyệt Tor nhưng nó khá cồng kềnh và tương đối chậm.

Tìm kiếm từ khóa “nhạy cảm” trên DuckDuckGo:

Nếu lo sợ bị Google theo dõi, người dùng nên chuyển sang DuckDuckGo, công cụ tìm kiếm thay thế. Tuy nhiên, người dùng sẽ phải đánh đổi nhiều thứ, vì thực tế, kết quả tìm kiếm trên Google cũng nhanh hơn, chính xác và có ích hơn các đối thủ nhờ vào cách thức thu thập và phân tích thông tin của nó.

Một lời khuyên đặc biệt kèm theo: Dán băng dính đen vào webcam như CEO Facebook Mark Zuckerberg và Giám đốc FBI James Comey.
521Vote
40Vote
30Vote
21Vote
12Vote
4.524
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).