Tương Lai Nào Cho Laptop Màn Hình OLED?

28 Tháng Mười Một 20166:00 CH(Xem: 10894)
Tương Lai Nào Cho Laptop Màn Hình OLED?
blank
Tính đến tháng 11/2016,công nghệ màn hình OLED là một chuẩn mực mới cho chất lượng hiển thị trong lĩnh vực sản xuất thiết bị công nghệ, trải dài từ những smartphone, TV, và sẽ là cả những chiếc laptop.

OLED là viết tắt của “Organic Light-Emitting Diode”, là một loại hình công nghệ hiển thị mang nhiều điểm khác biệt so với tiêu chuẩn LCD (Liquid Crystal Display) trước đó. OLED hoạt động theo cơ chế tạo ra ánh sáng màu sắc bên trong mỗi điểm ảnh (pixel) đơn lẻ, từ đó tạo nên toàn bộ hình ảnh được hiển thị, thay vì sử dụng một hệ thống đèn chiếu sau như LCD.

Điều này có nghĩa là OLED có thể tái tạo những điểm màu đen hoàn hảo nhờ vào việc "tắt" hoàn toàn các pixel đi, chứ không phải như cách LCD vận hành - che đậy ánh sáng phía sau, nhưng đến một lúc nào đó vẫn lộ ra nhược điểm là những khoảng trống nhỏ để lọt qua. Kết quả thu được là một tỷ lệ màu tương phản lý tưởng giữa hai sắc thái mạnh mẽ nhất của màu trắng và đen.

Từ đó, các tấm nền hiển thị OLED sẽ mang đến những khung hình chân thực và sắc nét hơn. Lấy ví dụ là một chiếc Galaxy S7 và iPhone 7: màn hình LCD của Apple vốn đã tuyệt vời qua bàn tay của những chuyên gia, nhưng thiết bị đến từ Samsung lại có phần trội hơn về mặt hấp dẫn của màu sắc.

Ngoài ra, những công nghệ hỗ trợ dải màu rộng, độ tương phản cao sẽ khiến màn hình LCD ngày càng hiện đại và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, các tùy biến cũng không hẳn được dành riêng cho LCD. Còn OLED, chỉ riêng tỷ lệ tương phản màu của nó cũng đủ để vượt xa LCD, chưa tính đến việc hỗ trợ bởi những công nghệ khác.

Đơn cử model laptop màn hình OLED là Lenovo ThinkPad X1 Yoga. Xét về tổng thể, thiết bị có bàn phím xuất sắc, thiết kế truyền thống nhưng lại rất tiện nghi và dễ chịu, đi cùng với hiệu năng lý tưởng. Thời lượng pin chấp nhận được, và dù không có cổng USB-C nhưng máy lại khá nhẹ và mỏng, cùng màn hình xoay 360 độ. Thiết bị xứng đáng thỏa mãn được cả những yếu tố cần thiết cho cả đối tượng người dùng doanh nhân và di chuyển đời thường.

Nhưng thực ra điều làm ThinkPad X1 Yoga nổi bật chính là màn hình OLED. Tính đến tháng 11/2016, đây là một trong 3 dòng laptop đầu tiên áp dụng công nghệ màn hình thế hệ mới, ngoài Alienware 13 và HP Spectre x360. Dải màu của nó vô cùng đa dạng, với độ sâu và trong đột phá.

Dù được đánh giá cao, nhưng OLED không phải là không có nhược điểm. Chẳng hạn như về yếu tố góc nhìn, màn hình OLED cung cấp cho người dùng khả năng nhìn hình ảnh một cách rõ ràng, dễ nhận biết ngay cả khi không ở góc mắt trực diện. Tuy nhiên, dù vẫn nhìn rõ nhưng tông màu có thể bị tác động lệch đi so với góc nhìn ban đầu, ám xanh và lệch lạc một chút, không còn bắt mắt.

Bên cạnh đó, dù được công nhận về độ sáng vượt trội của màu sắc, nhưng khi tông màu trắng bao phủ quá nhiều, màn hình sẽ có xu hướng bị giảm sắc thái màu. Độ bão hòa màu cũng bị làm cho hơi quá so với hình dung ban đầu. Nếu xét đến các lĩnh vực chuyên sâu về mặt kỹ thuật hơn, ThinkPad X1 Yoga vẫn cần phải cải tiến thêm.

Một vấn đề khác là hiện tượng "burn-in", có thể hiểu là khi để cố định một khung hình hiển thị trên màn hình OLED quá lâu, chẳng hạn như các icon mặc định của thanh taskbar Windows, màn hình sẽ xảy ra hiện tượng hình ảnh icon đó bị  hằn lại, kể cả khi đã chuyển sang đối tượng hiển thị khác ở chính khu vực đó. Vì vậy, các nhà sản xuất như Lenovo và Alienware phải nhờ đến sự can thiệp của phần mềm và cung cấp nhiều chương trình bảo hành sản phẩm.

Lenovo đã tích hợp nhiều chế độ hiển thị màu và cài đặt thiết lập sáng màn hình trực tiếp trên thiết bị Yoga để trợ giúp người dùng. Người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh từng khía cạnh về tông màu, hoặc thiết lập tự động giảm hiệu suất để tiết kiệm năng lượng và tránh hiện tượng burn-in.

Dù vậy, một số ứng dụng như Google Chrome đôi khi bị hạ tông màu mỗi lần biểu tượng CapsLock của Lenovo hiện lên màn hình... Và qua việc Microsoft không hề chuẩn bị trước cho việc sửa chữa hệ màu lệch trên hệ điều hành của hãng, có vẻ như Windows 10 sinh ra vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho công nghệ OLED.

Các thách thức về mặt kết cấu lắp đặt laptop. Thực tế, đây cũng là một vấn đề cần thiết được đề cập đến. Hiện công nghệ OLED đang dần du nhập, trở thành một tiêu chuẩn mới trên smartphone cao cấp, nhưng có vẻ laptop lại đang rơi vào một tình thế rối bời.

Lenovo, Alienware và HP lần lượt trình diễn những bước tiến tiên phong của mình đối với công nghệ OLED vào sự kiện CES 2016 hồi đầu năm 2016. Nhưng đến khi CES 2017 còn cách 2 tháng, vẫn chưa có một chiếc laptop OLED nào khác được ra mắt.

Lenovo Yoga được gắn nhãn "hết hàng" trên trang web, HP có mở thêm đợt ra hàng mới vào mùa thu, nhưng thiết bị Spectre lại không được cập nhật thông số và thiết kế; còn Alienware thì cũng tung ra cải tiến thiết kế vào đầu tháng 11/2016, nhưng vẫn chưa thể khắc phục hết nhược điểm tồn tại.

Nhiều quan điểm cho rằng OLED là công nghệ đột phá cho tương lai của lĩnh vực màn hình hiển thị, nhưng tại sao những bước phát triển của nó lại có nhiều trắc trở?

Linn Huang, giám đốc nghiên cứu tại hãng phân tích IDC, nhận định nguyên nhân nằm ở chi phí sản xuất, một trong những yếu tố chủ yếu cần được quan tâm khi sức hút của PC đang dần giảm xuống theo thời gian. Thị trường hiện không có nhiều sức hấp dẫn để mời gọi những sản phẩm màn hình OLED lớn sắc nét vì nguồn cung khá hiếm. Giá thành tích hợp tấm màn OLED so với những thiết bị Notebook nhỏ gọn thông thường bị tăng lên 20-30%, vốn đã không phù hợp với tình trạng sụt giảm doanh số của PC hiện nay.

Nhìn chung, cả 3 sản phẩm laptop OLED trên thị trường hiện đều có giá cao hơn những phiên bản LCD là 250 USD với cùng phân khúc cấu hình. Cụ thể, cùng sở hữu bộ vi xử lý Core i5, nhưng OLED Yoga có giá khởi điểm ở mức 1,700 USD, OLED ALienware 13 là 1,749 USD, còn OLED Spectre là 1,349 USD.

Frank Azor, giám đốc cấp cao của Alienware cho biết lượng đơn đặt hàng cho OLED Alienware 13 vẫn cao, nhưng đồng thời cũng thừa nhận nguồn cung của mình và cả Lenovo là Samsung không được may mắn như vậy trong cùng lĩnh vực sản phẩm OLED.

Frank Azor chia sẻ: “Đây không phải là vấn đề dễ dàng giải quyết trong chớp mắt”. Nhưng ông cũng bày tỏ một niềm hy vọng về sự phát triển vượt bậc trong phân khúc sản xuất màn hình OLED.

Viễn cảnh tương lai nào cho laptop?

Câu hỏi đặt ra là, liệu một ngày nào đó OLED laptop cũng sẽ trở thành một tiêu chuẩn mới?

Linn Huang nhận định: “Sẽ mất cả một quá trình. LCD vẫn còn một số ưu điểm, ít nhất là khả năng sản xuất và cung cấp trên quy mô lớn. Khoảng cách trình độ công nghệ giữa OLED và LCD là không thể chối cãi, nhưng LCD vẫn còn chiếm giữ một phần lớn thị trường laptop hiện nay. Laptop màn hình OLED cũng sẽ dần tiến triển trong những năm tiếp theo, nhưng vẫn chưa thể tiến sâu và trở thành phân khúc thị trường phổ thông ngay. Có lẽ OLED nên khởi đầu là một chuẩn mực cho loại hình thiết bị cao cấp trước tiên”

Vẫn chưa rõ tương lai của màn hình OLED sẽ như thế nào, nhưng có thể công nhận những ưu điểm vượt trội của nó đối với công nghệ trước đây. Hy vọng một ngày không xa, tiêu chuẩn OLED sẽ phổ biến đến toàn bộ người dùng công nghệ phổ thông trên toàn thế giới.
518Vote
43Vote
31Vote
22Vote
10Vote
4.524
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).