Khách Hàng Ở Mỹ Sẽ Thôi Phải Lo Ngại Bị Trả Thù Khi Phản Hồi Tiêu Cực Online

06 Tháng Mười Hai 20167:00 CH(Xem: 7647)
Khách Hàng Ở Mỹ Sẽ Thôi Phải Lo Ngại Bị Trả Thù Khi Phản Hồi Tiêu Cực Online
blank
Thượng tuần tháng 12/2016, Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật mới, nhằm bảo vệ quyền lợi người dùng và khách hàng khi họ để lại phản hồi tiêu cực trên kênh nhận xét của các nhãn hàng, giúp khách hàng khỏi phải lo sợ bị trả thù bởi nhà sản xuất. Đây là một trong những động thái quan tâm tích cực đến quyền lợi công bằng của cộng đồng người tiêu dùng ở Mỹ.

Theo đó, Đạo luật Đánh giá Công bằng dành cho người tiêu dùng Mỹ đã chính thức được công nhận hoàn toàn tuyệt đối tại Thượng Nghị viện Mỹ. Dự luật mới thực chất đã được đệ trình từ năm 2014 và chấp thuận bởi Hạ nghị viện, hiện chỉ chờ đợi chữ ký đồng tình của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama.

Ủy ban Thương mại (Senate Commerce Committee) cũng đã tổ chức một buổi thảo luận về những vụ việc liên quan vào năm 2015, khi bà Jen Palmer có bằng chứng xác thực trong vụ "Palmer v. KlearGear" trong vụ việc công ty này yêu cầu bà gỡ bỏ những nhận xét tiêu cực trên phần đánh giá sản phẩm, hoặc bà sẽ phải chịu phạt tiền lên đến 3,500 USD vì điều khoản thương mại trực tuyến không chấp nhận với những phản hồi mang tính cực đoan, làm mất uy tín. Được biết, khi nhận xét đó không được gỡ xuống, công ty đã gửi quyết định phạt đến đơn vị phụ trách tín dụng của bà Palmer để giải quyết.

Cuối cùng, bà Palmer đã đòi lại được công bằng, nhưng phải trải qua một quá trình đấu tranh liên tục. Rất nhiều trường hợp khác, khi thương hiệu đồ dịch vụ Ubervita đe dọa áp dụng các hình phạt theo luật pháp với khách hàng dám để lại bình luận tiêu cực về liên kết bán hàng trên Amazon của họ; hoặc một cửa hàng đồ trang sức đã khởi kiện một khách hàng vì đánh giá 1 điểm thấp nhất trên Yelp.

Đạo luật mới được thông qua sẽ loại bỏ hiệu lực của mọi động thái giới hạn người dùng không được để lại đánh giá tiêu cực trên các kênh nhận xét sản phẩm, dịch vụ hay cơ cấu và cách tổ chức, điều hành của công ty, và những hình phạt tài chính áp dụng theo sau. Hội đồng Kinh tế Liên bang vẫn có quyền thi hành án phạt nếu xem xét thấy cần thiết.

Ngoài ra, những người dùng đánh giá không ở trên nền tảng trực tuyến cũng có thể được bảo vệ. John Thune Chủ tịch Ủy ban Thương mại cho biết: “Khách hàng sẽ không còn phải lo lắng về tính minh bạch và quyền lợi của mình khi tham gia trực tiếp nhận xét về các sản phẩm, dịch vụ sau khi sử dụng”. Quyết định được đồng thuận bởi các Ủy viên của cả 2 Đảng Cộng hòa và Dân chủ.

Thượng nghị sỹ Brian Schatz phát biểu: “Hệ thống đánh giá về những dịch vụ ăn uống, mua sắm và nghỉ ngơi như trên Yelp và TripAdvisor sẽ giúp xây dựng một cơ sở tin cậy cho cộng đồng khách hàng để lựa chọn và tính toán đâu là lựa chọn hợp lý nhất. Mọi người tiêu dùng đều cần được hưởng quyền lợi chia sẻ trải nghiệm và ý kiến một cách chân thực và sâu sắc nhất theo quan điểm cá nhân, không can dự và lo sợ đến những án phạt nào cả”
59Vote
41Vote
31Vote
20Vote
10Vote
4.711
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).